Categories Tác giả

Khám phá các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao

Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của thế kỷ 20, phần lớn tác phẩm của Ông đều đề cập đến những câu chuyện đời, số phận người nông dân Việt Nam. Để tìm hiểu nhiều hơn về các tác phẩm của Nam Cao, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Giới thiệu về nhà văn Nam Cao

Nam Cao (sinh năm 1915 – mất năm 1951) sinh ra và lớn lên tại Hà Nam. Từ bé Nam Cao đã sống trong môi trường khó khăn, chỉ có Ông được tiếp xúc với học vấn. Ông luôn mang trong mình ước mơ trở thành thầy giáo để đem lại cơ hội và tương lai cho, gia đình, làng xóm tuy nhiên Ông thường xuyên bị bệnh.

Nam Cao đã theo con đường văn chương từ sau khi hoàn thành bậc học. Đối với Ông văn chương không chỉ là sự sáng tạo mà còn là sự trung thực để phục vụ bà con, những điều này được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm bằng việc miêu tả tỉ mỉ, sâu sắc bức tranh nhiều bất công của xã hội cũ.

Trái ngược với tính cách lạnh lùng, ít nói Nam Cao có trái tim ấm áp, giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Bởi vậy những tác phẩm của Nam Cao luôn thể hiện sự quan tâm đến con người cùng khổ trong xã hội thời đó.

Các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao

Trong thời gian sáng tác có những lúc Ông sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật nhằm tôn lên bản chất lương thiện và hy sinh của dân ta.

Cùng tham khảo một số các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao như:

Chí Phèo

Chí Phèo là truyện ngắn được sáng tác năm 1941, viết về người nông dân trước Cách mạng.

Chí Phèo vừa là tên tác phẩm cũng là tên nhân vật đại diện cho hình ảnh bi kịch của người nông dân lúc đó trong xã hội. Ban đầu là người chân chất, hiền lành nhưng bị đẩy vào bước đường cùng của sự lưu manh.

Toàn bộ tác phẩm đã lột tả được hình ảnh u ám của xã hội qua nghệ thuật viết truyện của Nam Cao, đồng thời tác giả đề cao phẩm chất đáng quý của Thị Nở và Chí Phèo.

cac-tac-pham-cua-nam-cao
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Xem thêm:

Sống mòn

Tác phẩm được sáng tác vào năm 1944, nội dung viết về câu chuyện của những người tri thức nhưng cuộc sống bần cùng kéo theo những lý tưởng của họ đầy đau đớn và tủi nhục.

Nhìn xa hơn độc giả sẽ thấy được họ đang ở bước đường cùng không lối thoát, vốn dĩ là những người nông dân chân chất theo đuổi đam mê nghệ thuật, tuy nhiên hiện thực đã khiến họ thức tỉnh.

Lão Hạc

Lão Hạc là tập truyện tiêu biểu của văn học hiện thực, được sáng tác vào năm 1943. Nhân vật chính của tác phẩm là Lão Hạc – Đây cũng chính là đại diện cho nông dân nghèo lương thiện, hiền lành.

Điểm nổi bật trong tác phẩm là hoàn cảnh bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nửa phong kiến.

Tác phẩm tái hiện chân thực số phận đau thương của người nông dân có phẩm chất cao quý, kiên cường của họ. Nhà văn đã thành công trong việc thể hiện tấm lòng thương xót bằng giọng văn đồng cảm.

Giăng sáng

Đây là tác phẩm được nhà văn Nam Cao viết vào năm 1943, có nội dung kể về thầy giáo thất nghiệp tên Điền. Thường vào những hôm trăng sáng anh sẽ có thói quen mang chiếc ghế mây mà trước đó trường học trả anh thay cho lượng dạy ra ngoài sân. Vừa ngắm trăng vừa thả hồn theo văn chương nên anh Điền luôn khao khát được viết nên các dòng văn huyền ảo, mơ mộng giống như ánh trăng.

Tuy nhiên cuối cùng bọn trưởng giả đã không cho phép anh Điền làm điều đó. Với tác phẩm này Nam Cao giương cao lá cờ nghệ thuật hiện thực mà Ông đã dành tâm huyết theo đuổi.

Đời thừa

Đời thừa là tác phẩm khóc cho số phận người trí thức ở xã hội cũ, được sáng tác năm 1943.

Câu chuyện xoay quanh nhà văn nghèo tên Hộ, với lời kể của Nam Cao giúp thể hiện sự bị kịch của trí thức tư sản nhưng nguyên nhân là do cơm áo gạo tiền.

Với giọng văn sắc sảo đầy chua chát Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Hộ trong tác phẩm dù ở hoàn cảnh nào cũng không quên sơ tâm của bản thân. Tư tưởng đầy tính nhân văn, cao đẹp tố cáo hiện thực thối nát, cảm thông cho các nghệ sĩ chân chính.

cac-tac-pham-cua-nam-cao2
Tác phẩm Đời thừa là áng văn chương có sức lay động lòng người mạnh mẽ của nhà văn Nam Cao

Đôi mắt

Đôi mắt là bộ truyện thành công nhất của nhà văn Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám.

Truyện có hai nhân vật, hai lối sống, hai suy nghĩ về nông dân và người kháng chiến khác nhau đó là nhân vật Hoàng và Độ.

Nam Cao xây dựng chi tiết về ngoại hình, hành động của nhân vật, bên cạnh đó đưa ra ý kiến nhận định của bản thân về những nhà văn gác lại sự nghiệp để lên đường kháng chiến giúp độc giả có cái nhìn khác về bản chất tốt đẹp của người nông dân thời kỳ Cách mạng.

Ngoài truyện ngắn Nam Cao còn làm thơ, viết kịch và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).

Trên đây là các tác phẩm của Nam Cao tiêu biểu nhất, Ông đã tạo ra được nhân vật có phẩm chất lương thiện, bản chất hiền lành, qua đó người đọc thấy được sự bất khuất, cam trường của những người nông dân thời buổi đó.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author