Categories Giáo dục

Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là gì?

Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là gì? Đây là thắc mắc của nhiều những bạn đọc đang muốn tìm hiểu về nền văn học Trung Quốc. Để có giải đáp chi tiết cho thắc mắc bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Giới thiệu về Kinh thi – Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc

Kinh Thi là tập thơ đầu tiên của Trung Hoa và được sáng tác trong thời gian hơn 500 năm và cách đây khoảng 2500 năm trước. Kinh thi là một trong 5 tác phẩm kinh điển của Nho giáo.

Trong tập thơ Kinh Thi có chứa đựng nhiều những áng thơ châm biếm, trang sử thi hào hùng và những chuyện tình yêu ngọt ngào lãng mạn, những cuộc chiến tranh đầy tàn khốc… Tất cả đều tái hiện bức tranh của xã hội Trung Hoa qua những thời kỳ lịch sử khác nhau.

tac-pham-van-hoc-co-nhat-cua-trung-quoc2
Kinh thi là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của Trung Quốc

Xem thêm:

Nội dung Kinh Thi

Kinh Thi gồm có 310 thiên, trong đó có 305 thiên là đầy đủ, 6 thiên kia sẽ có đề mục tuy nhiên không có lời (6 thiên đó là: Nam cai, Bạch hoa, Hoa thử, Do canh, Sùng khâu và Do nghi). Có thuyết cho rằng 6 thiên đó đã bị vong thất bởi ngọn lửa của nhà Tần nhưng theo Trịnh Tiều trong Thi biện vọng sáu thiên ấy vốn không có lời, chỉ có nhạc.

Ở đời Hán, có bốn bản Kinh Thi xuất hiện tuy nhiên bản còn truyền đến ngày nay là bản của Mao công (tức Mao Hanh và Mao Trương). Mao Thi gồm có ba phần như sau:

A- Quốc Phong

Đây là phần bao gồm những bài ca dao của dân các nước chư hầu bao gồm 160 thiên được chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, cụ thể:

  • Chính phong: Chu nam và Thiệu nam
  • Biến phong: Bội phong, Dung phong, Tề phong, Vệ phong, Vương phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Trịnh phong, Ngụy phong, Đường phong, Bân phong.

B- Nhã

Nhã là phần đính chính bao gồm những bài hát ở nơi triều đình và được chia thành 2 phần:

  • Tiểu nhã: Đây là những bài dùng trong các buổi tiệc không quá quan trọng với 74 thiên.
  • Đại nhã: Những bài sử dụng trong các trường hợp quan trọng như họp các vua chư hầu hoắc tế ở miếu đường với 31 thiên.

C- Tụng

Đây là lời ngợi khen bao gồm những bài ca tụng các vị vua đời trước và thường dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng bao gồm 40 thiên và được chia thành:

  • Chu tụng với 31 thiên
  • Lỗ tụng với 4 thiên.
  • Thương tụng với 5 thiên.

Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, Phú, Tỷ, Hứng. Thiên “Xuân quan” trong Chu lễ chép: “Thái sư giáo lục thi: Viết Phong, viết Phú, viết Tỷ, viết Hứng, viết Nhã, viết Tụng” (nghĩa là: Quan Thái sư dạy sáu thi là: Phong, Phú, Tỷ, Hứng, Nhã, Tụng). Trong đó Phong, Nhã, Tung là chỉ bộ phận của âm nhạc còn Phú, Tỷ, Hứng tức là thể của Phong, Nhã, Tụng.

Bên cạnh đó Chu Hy cho rằng đại để Phong là thi ca được sử dụng trong dân gian, Nhã là thi ca dùng trong triều đình, Tụng là thi ca dùng ở những nơi tông miếu.

Theo sự nhận xét của Trịnh Khang Thành thì: Phong miêu tả về di hóa của thánh hiền; Nhã nghĩa là chính; Tức là các lời đính chính khả dĩ và trở thành khuôn phép cho đời sau; Tụng nghĩa là tụng đọc hoặc bao dung nhằm khen ngợi đức rộng lớn của tiên vương.

Lương Khải Siêu đã bàn về vấn đề này theo một quan niệm mới mẻ hơn như: Phong sẽ thích hợp cho việc ngâm đọc chứ không hát; Nhã bao gồm những bài hát phổ thông về đời Chu; Tụng là dung mạo cho nên có thể đem ra hát và múa theo âm điệu đó. Xét theo văn thể của đời nay thì Phong là dân ca; Nhã là những ca từ trong Nhạc phủ; Tụng là kịch bản. Tuy nhiên Trình Đại Xương và Cố Xiêm Vũ đã nghi ngờ rằng ngày xưa không có danh từ Quốc phong mà hai chữ này do người sau đặt đặt ra.

Thế là nội dung Kinh Thi gồm có ba phần lớn (Phong, Nhã, Tụng) và ba thể (phú, tỷ, hứng) mà cổ nhân đã gọi là sáu nghĩa của Kinh Thi. Riêng về Phong, Nhã, Tụng tuy có những định nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi học giả, nhưng ta phải thừa nhận cách phân loại trong Mao Thi là tương đối hợp lý.

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin từ đó bạn đọc có giải đáp cho thắc mắc: Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là gì? để lại giá trị to lớn cho nền văn học thế giới ngày nay. Ngoài ra nền văn học Trung Quốc còn sở hữu nhiều kiệt tác khác, bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author