Categories Tác giả

Tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du đề cao cảm xúc, truyền tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn. Để tìm hiểu chi tiết về các tác phẩm của Nguyễn Du bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tiểu sử cuộc đời Nguyễn Du

Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ ở Việt Nam. Nguyễn Du được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.

Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX, lịch sử Việt Nam có đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, bởi vậy ngòi bút của Nguyễn Du cũng bị ảnh hưởng bởi biến cố lịch sử đó.

Cuộc đời của Ông từng phiêu bạt nhiều nam trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên đã tạo cho nhà văn lối sống phong phú, sự thông cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của nhân dân. Chính bởi vậy Nguyễn Du trở thành thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

cac-tac-pham-cua-nguyen-du2
Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm kiệt xuất

Xem thêm:

Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Du

Qua những sáng tác của Nguyễn Du nhận thấy nét nổi bật chính là đề cao xúc cảm, đặc biệt là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người.

Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau, cụ thể như:

Tác phẩm bằng chữ Hán

Đến nay, Nguyễn Du đã để lại ba tập thơ chữ Hán bao gồm: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.

Vào đầu thế kỷ XX, Lê Thước và Phan Sĩ Bàng đã biên soạn cuốn Truyện cụ Nguyễn Du, mặc dù những bài thơ này đã được thu thập nhưng chưa được công bố mà chỉ trích dẫn một số bài lẻ. Đến năm 1940 – 1941 tập thơ đó đã một lần nữa được Đào Duy Anh biên soạn.

Có rất nhiều các tác phẩm của Nguyễn Du bằng chữ Hán nhưng đến năm 1959 những tác phẩm đó mới được Phan Võ, Bùi Kỷ, Nguyễn Khắc Hanh phiên dịch, sưu tầm và chú thích, trong đó tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du bao gồm 102 bài.

Năm 1965, Lê Thước và Trương Chính đã thực hiện sưu tầm, chú thích và phiên dịch tập thơ chữ Hán Nguyễn Du với 249 bài, sau đó được nhà xuất bản Văn học xuất bản.

Thanh Hiên thi tập

Thanh Hiên thi tập viết chủ yếu về những năm tháng trước khi làm quan của Nguyễn Du. Trong đó tập thơ được sáng tác trong ba giai đoạn:

  • Năm 1786: Khoảng thời gian này “Mười năm gió bụi” Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh từ năm 1795 đến đầu năm 1796.
  • Từ 1796 – 1802: Giai đoạn “Dưới chân núi Hồng”.
  • Năm 1802 – 1804: Giai đoạn này Nguyễn Du được cử đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang phong sắc cho Gia Long

Nam trung tạp ngâm

Nam trung tạp ngâm sáng tác trong giai đoạn 1805 – 1812 bao gồm có 40 bài thơ. Tập thơ này được viết khi Nguyễn Du làm quan ở Huế, Quảng Bình và nhiều các địa phương ở phía Nam của Hà Tĩnh.

Bài thơ đầu tiên của tập Nam trung tạp ngâm là “Phượng hoàng lộ thượng tỏa hành” được viết khi trên đường vào kinh nhận chức. Trong quá trình từ tỉnh lỵ Hà Tĩnh đi vào có núi Phượng Hoàng và quán Phượng hoàng là bài “Nễ giang khẩu hương vọng” ở gần cuối tập.

Bắc hành tạp lục

Bắc hành tạp lục có bao gồm 131 bài thơ và được sáng tác trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Trong đó vào tháng 2/1813 ra đời bài “Thăng Long” bài cuối tập “Chu Phát” làm khi trở lại Võ Xương được viết vào cuối năm 1813.

Đây là 3 tập nhật ký ghi trong khoảng thời gian dài từ năm tác giả 21 tuổi cho đến năm Ông 49 tuổi. Với mỗi bài thơ đều là những lời nói tâm sự của nhà thơ, ngay cả bài tức cảnh vịnh sử khi đi sứ Trung Quốc đều có chứa tâm sự của nhà thơ, diễn tả thái độ sống của nhà thơ một cách chân thực nhất.

cac-tac-pham-cua-nguyen-du1
Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát

Tác phẩm bằng chữ Nôm

Phần lớn những tác phẩm thơ chữ Nôm của Nguyễn Du đều sử dụng 2 thể thơ phổ biến của dân tộc là thể thơ lục bát và song thất lục bát, chính điều này sẽ giúp cho nền văn học Việt Nam thêm phần hiện đại và mới mẻ.

Các tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du bao gồm:

  • Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều): Bao gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát và sáng tác dựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân của Trung Quốc. Nội dung tác phẩm xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều, hiện nay Đoạn Trường Tân Thanh được thêm vào sách giáo khoa ở bậc Trung học cơ sở.
  • Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): Có 184 câu thơ thuộc thể song thất lục bát, nội dung tác phẩm chứa đựng tấm lòng từ bi của Phật tử Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh, đây cũng là tác phẩm có giá trị đã được nhiều học giả trích giảng, nghiên cứu. Tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa rõ thời điểm sáng tác.
  • Thác lời trai phường nón: Bao gồm 48 câu được viết theo thể thơ lục bát, nội dung chính là thay lời anh con trai phường nón tỏ tình với cô gái ở phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ: Gồm 98 câu được viết theo lối văn tế nhằm bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.

Có thể thấy rằng những tập thơ Nôm của Nguyễn Du chứa đựng nhiều chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học. Các sáng tác của Nguyễn Du đều thể hiện tình cảm, tư tưởng, nhân cách của tác giả, đồng thời thể hiện rõ sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống của con người nhỏ bé, đề cao giá trị nhân văn con người, đặc biệt lên án và tố cáo các thế lực đen tối chà đạp con người ở xã hội bây giờ.

Với những thông tin chia sẻ các tác phẩm của Nguyễn Du ở trên, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về văn học.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author