Categories Văn học

Tác giả Viễn Phương và những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông

Tác giả Viễn Phương là một trong những tá giả nổi tiếng ở  nền văn học Việt Nam, những bài thơ của tác giả Viễn Phương được miêu tả với nhiều màu sắc khác nhau, mang lại nhiều cảm xúc. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về nhà thơ Viễn Phương và những bài thơ hay nhất của ông qua bài viết dưới đây nhé.

Tác giả Viễn Phương là ai?

Tác giả Viễn Phương còn có bút danh khác là Đoàn Viễn sinh ra ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ngày nay. Thuở nhỏ ông đi học ở quê nhà đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông xung phong tham gia kháng chiến và được xếp vào chi đội 23, hoạt động ở địa bàn lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Được tham gia kháng chiến với cảm xúc thật ông đã sáng tác bài thơ ‘Tiếng Súng Kháng Địch’ và được đăng lên báo, tờ báo duy nhất của khu 9 Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tác giả Viễn Phương
Tác giả Viễn Phương

Xem thêm:

Năm 1952 bài ‘Chiến thắng Hòa Bình’ của ông được giải nhì tại một chương trình tổng kết văn học nghệ thuật tên là Giải thưởng Cửu Long. Không lâu sau đó chi đội Văn Nghệ Nam bộ tổ chức đại hội  ông được bầu vào ban chấp hành. Sau năm 1954 cuộc khánh chiến chống Pháp kết thúc ông được phân công về đơn vị tại Sài Gòn để công tác. Tại Sài Gòn ông vẫn đi dạy học và công việc của ông chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ. Những bài thơ của ông được nhiều người biết đến và đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý… tuy nhiên do có một vài bài thơ có nội dung chống đối chính quyền nên ông đã bị nhà cầm quyền tại Sài Gòn bắt giam vào tù ở nhà tù Chí Hòa vào năm 1960.

Hai năm sau ông được ra tù (1962) ông rời Sài Gòn và tiếp tục vào chiến trường ở Củ Chi để tham gia chiến đấu và làm thơ tiếp. Sau nhiều năm hoạt động cách mạng và làm thơ ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1975.

Phong các sáng tác thơ của của ông

Tác giả Viễn Phương có rất nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp văn chương nước nhà, trong suốt thời gian tham gia chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc. Với một tâm hồn nghệ sĩ trong máu ông đã thể hiện được chính cảm xúc của mình trong tác phẩm và đóng góp một phần sức lực của mình cho quê hương. Trong cuộc đời sáng tác của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm, truyện ngắn hay và sâu sắc. Điển hình là bài thơ Viếng Lăng Bác đã đưa ông đến gần hơn với độc giả khi ngày nay bài thơ Viếng Lăng Bác còn được in trong sách giáo khoa. Bài thơ là tất cả lòng thành kính và và biết ơn của một người con đi từ miền Nam xa xôi ra Hà Nội để thăm viếng Bác. Với giọng t hơ trang nghiêm, thành kính cũng như sự đau sót của tác giả Viễn Phương dành cho vị Lãnh Tụ vĩ đại của dân tộc. Bài thơ không chỉ nói lên niềm đau xót của ông mà còn là tiếng lòng của hàng triệu trái tim con người Việt Nam.

Vài nét về tác phẩm Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

Tác giả Viễn Phương
Tác giả Viễn Phương

Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết vào tháng 4 năm 1976 sau khi giành thắng lợi giải phóng đất nước sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi đó lăng bác vừa được xây xong, nhà thơ đã lặn lội từ miền Nam ra Hà Nội thăm bác, bài thơ này đã được đưa vào tuyển tập “Như mây xuân” năm 1978.

Bài thơ là cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi vào lăng viếng thăm bác, với những lời thơ giản dị và lời chúc thân thương, thiêng liêng và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc.

Một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả Viễn Phương

– Chiến thắng Hoà Bình (trường ca, sáng tác năm 1952)
– Mắt sáng học trò (thơ, sáng tác năm 1970)
– Nhớ lời di chúc (trường ca,sáng tác năm 1972)
– Như mây mùa xuân (thơ, sáng tác năm 1978)
– Phù sa quê mẹ (thơ, sáng tác năm 1991)
– Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, sáng tác năm 2002)
– Gió lay hương quỳnh (thơ, sáng tác năm 2005)
– Anh hùng mìn gạt (truyện ký, sáng tác năm 1968)
– Quê hương địa đạo (truyện và ký, sáng tác năm 1981)
– Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, sáng tác năm 1988)
– Ngàn say mây trắng (truyện và ký, sáng tác năm 1998)
– Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, sáng tác năm 1982)
– Miền sông nước (truyện và ký, sáng tác năm 1999)
– Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, sáng tác năm 1999, đã dịch sang tiếng Anh)
– Đá hoa cương (truyện và ký, sáng tác năm 2000)
– Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, sáng tác năm 2003)
– Hình bóng thương yêu (ký, sáng tác năm 2005)

Trên đây là những thông tin về tác giả Viễn Phương và những tác phẩm hay nhất của ông mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.

Bình Luận
Rate this post

About The Author