Categories Văn học

Đôi nét về tác giả Vũ Bằng và các tác phẩm nổi tiếng của ông

Tác giả Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo rất nổi tiếng, sở trường của ông là viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký… Để hiểu hơn về tác giả Vũ Bằng bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm lời giải đáp nhé.

Đôi nét về Tác giả Vũ Bằng

Tác giả Vũ Bằng
Tác giả Vũ Bằng

Xem thêm:

Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình nho học, sau đó ông theo học tại trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Đến năm 1948 ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới cách mạng tình báo. Từ nhỏ ông đã rất yêu thích viết văn thơ và làm báo, ông đã có truyện đăng báo từ năm 16 tuổi, từ đó ông đi theo nghề viết. Tác phẩm đầu tay tên “Lọ Văn” được ông viết vào năm 17 tuổi, lời văn của ông rất độc đáo và đầy ám ảnh.

Thời còn trẻ ông đã cộng tác với nhiều báo ở Hà Nội, Hồ Chí Minh với tờ “Tiểu thuyết thứ bảy”, thư ký tòa soạn tờ “Trung Bắc chủ nhật”. Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2007.

Sự nghiệp văn chương và các tác phẩm của ông

Tác giả Vũ Bằng
Tác giả Vũ Bằng

Năm 17 tuổi ông viết tác phẩm đầu tay Lọ Văn với lời văn đanh thép và ám ảnh. Thời còn trẻ mẹ ông muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa, nhưng ông vẫn cương quyết chỉ theo sự nghiệp văn học của mình.Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm và tiểu thuyết nên ông rất nổi tiếng thời bấy giờ, tuy nhiên ông lại bị bạn bè dụ dỗ và ăn chơi xa đọa. Khoảng năm 1935 Vũ Bằng nghiện thuốc phiện suốt 5 năm, nhờ người cô ruột và vợ của ông thường xuyên chăm sóc, động viên khuyên nhủ. Ông đã quyết tâm cai thuốc, trong thời gian cai thuốc ông còn có thể viết được cuốn tự truyện mang tên Cai.

Sau khi cai nghiện thành công năm 1954 ông vào sài gòn tiếp tục viết văn, làm báo và cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng. Ngoài ra ông còn dịch thuật các tác phẩm như:Miếng ngon Hà Nội(bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam(bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai(hồi ký, 1972).

Một vài tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như:

– Lọ văn (tập văn trào phúng, viết vào năm 1931)

– Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, viết vào năm 1937)

– Truyện hai người (tiểu thuyết, viết vào năm 1940)

– Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, viết vào năm 1940)

– Chớp bể mưa nguồn (tiểu thuyết, viết vào năm 1941)

– Quých va Quác (truyện thiếu nhi, viết vào năm 1941)

– Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, viết vào năm 1941)

– Bèo nước (tiểu thuyết, viết vào năm 1944)

– Ba truyện mổ bụng (tập truyện, viết vào năm 1941)

– Cai (hồi ký, viết vào năm 1944)

– Mộc hoa vương (tiểu thuyết, viết vào năm 1953)

– Mê chữ (tập truyện, viết vào năm 1970)

– Nhà văn lắm chuyện viết vào năm (1971)

– Những cây cười tiền chiến viết vào năm (1971)

– Thương nhớ mười hai viết vào năm (bút ký, 1972)

– Người làm mả vợ (tập truyện ký, viết vào năm 1973)

– Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, viết vào năm 1973)

– Nước mắt người tình (tiểu thuyết, viết vào năm 1973)

Bài thơ “Thương Nhớ Mùa Xuân” của Vũ Bằng

Tác phẩm “Thương Nhớ Mùa Xuân” tập trung vào những kỷ niệm và lòng nhớ thương về mùa xuân. Mùa xuân là mùa của cây cối đâm trồi nảy lộc, của hoa cỏ muôn hoa đua sắc thêm vào đó là những cảm xúc, những kỷ niệm khó phai. Những câu thơ về mùa xuân được nhà thơ thể hiện tinh tế, với tâm trạng sâu sắc, thể hiện được nỗi nhớ vượt thời gian. Bài thơ được viết theo thể tự do, cho thấy tác giả sử dụng những ngôn ngữ linh hoạt, thể hiện cảm xúc một cách chân thật nhất. Từng chi tiết trong bài thơ được miêu tả tỉ mỉ, từ hoa, cỏ, đến ánh nắng, những hình ảnh đó đã tạo nên một bức tranh sống động về mùa xuân.

Những từ ngữ cảm xúc như “thương nhớ,” “lắm,” “bồi hồi,” và “ngao ngán”, khiến cho người đọc cảm thấy được sự mộc mạc chân thành của tác giả. Mùa xuân không chỉ đẹp từ cảnh vật thiên nhiên mà còn đẹp từ con người, con người sống trong mùa xuân cũng trở nên dịu dàng quyến rũ.

Trong bài thơ “Thương nhớ mùa xuân” ông đã viết: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân đến khiến con tim trở nên thổn thức, háo hức, nhựa sống trong ta và cây cỏ trở nên căng tràn, đầy sức sống. Mùa xuân cũng khiến con người ta trở nên trẻ ra, yêu đời hơn. Với lời thơ tinh tế tác giả Vũ Bằng đã khiến người đọc bồi hồi nhớ thương về những kỷ niệm mùa xuân đã qua.

Trên đây là những thông tin về tác giả Vũ Bằng và những tác phẩm nổi tiếng của ông, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích nhất tới bạn đọc.

Bình Luận
Rate this post

About The Author