Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một tác phẩm nổi tiếng vừa có tính văn học vừa ghi chép lịch sử. Vậy bạn có biết tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ai? Tác phẩm này nội dung như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Ngô Thì Chí (sinh năm 1753, mất năm 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm. Ông là quan dưới thời Lê Chiêu Thống, tuyệt đối trung thành với nhà Lê. Khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chính thì ông chạy theo Lê Chiêu Thống, dâng Trung hưng sách bàn kế khôi phục nhà Lê.
Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghĩa binh để chống lại quân Tây Sơn. Tuy nhiên trên đường đi ông bị bệnh mà mất tại Gia Bình (Bắc Ninh). Nhiều tài liệu cho biết, Ngô Thì Chí đã viết 7 hồi đầu của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Ngô Thì Du (1772-1840) là anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí. Ông học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới triều Tây Sơn, ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (Hà Nam).
Ông trở thành quan ở thời nhà Nguyễn và được bổ Đốc học Hải Dương và năm 1827 thì về nghỉ. Ngô Thì Du là tác giả của 7 hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí.
>>> Xem thêm: Tiểu sử và những tác phẩm để đời của tác giả Andersen
2. Tổng quan tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí
2.1. Nguồn gốc:
Hoàng Lê Nhất Thống Chí được trích từ Hồi 14 − tiểu thuyết chương hồi của Ngô gia văn phái.
2.2. Thể loại:
Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được biết theo thể chí có tính văn học và có tính chất lịch sử. Trong đó ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê, thời điểm anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ lãnh đạo nông dân Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa, tiêu diệt nhà Trịnh và trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
Điều đó thể hiện ngay ở ý nghĩa tiêu đề nhưng sau khi giành được quyền từ chúa Trịnh thì vua Lê xảy ra rất nhiều biến cố lịch sử. Trong đó có cuộc tấn công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự thống lĩnh của vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) đã đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
2.3. Tóm tắt:
Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương nổi giận nên họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất. Ông hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính.
Đến ngày ba mươi tháng chạp thì tới núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân hẹn mùng 7 năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Với tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đội quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão và đánh giặc thua tán loạn.
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, không kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp mà chuồn thẳng về biên giới phía Bắc. Điều đó khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.
2.4. Giá trị nội dung
Hoàng Lê Nhất Thống Chí tái hiện lại diễn biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung − Nguyễn Huệ. Dù là một tiểu thuyết lịch sử nhưng tác phẩm này không chỉ ghi chép lại các sự việc, sự kiện mà còn tái hiện sinh động hình vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Qua đó thể hiện sự thảm bại của quân xâm lược với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản dân, hại nước.
2.5. Đặc sắc nghệ thuật
Tiểu thuyết viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, được chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động, kể chuyện xen kẽ miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh
2. Nội dung chi tiết Hoàng Lê Nhất Thống Chí
2.1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ và nhạy bén
- Ý chí mạnh mẽ, quyết đoán
Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, Quang Trung không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay. Trong hơn tháng mà ông làm được rất nhiều việc lớn như: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc.
- Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
– Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén nhận định tình hình địch và ta:
+ Quang Trung vạch rõ âm mưu với tội ác của kẻ thù xâm lược với nước ta “mấy phen cướp bóc, giết dân, vơ vét của cải” …
+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ qua tấm gương dũng cảm.
+ Một số người Phú Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa nghiêm khắc vừa chí tình.
– Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt trong xét đoán bề tôi:
Dịp hội quân ở Tam Điệp cho thấy Quang Trung đã nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân. Với Ngô Thì Nhậm được đánh giá cao về sự “đa mưu túc trí”.
>>> Xem thêm: Tác giả bài cảnh khuya là ai? Nội dung và giá trị nghệ thuật đắt giá
- Người có tầm nhìn xa trông rộng, tài thao lược hơn người
– Tầm nhìn xa trông rộng:
+ Khởi binh nhưng đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”.
+ Ngồi trên lưng ngựa và nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao về kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình.
– Có tài thao lược hơn người thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề.
2.2. Tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
- Bọn cướp nước
– Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, chủ quan, tự mãn, kéo quân vào thành Thăng Long mà không có đề phòng gì, cho thấy sự bất tài.
– Khi quân Tây Sơn tràn vào, “tướng sợ mất mật” chuồn trong tình trạng không kịp mặc áo giáp và ngựa không kịp đóng yên.
– Quân sĩ xâm lược khi lâm trận thì sợ hãi, xin hàng và bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết….
Hình ảnh được kể sống động, chân thực dưới ngòi bút miêu tả khách quan.
- Bọn bán nước
Nhận thấy có biến, Vua Lê Chiêu Thống chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân để qua sông, mấy ngày không ăn, may có người thương tình cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn.
Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!