Categories Tác giả

Tác giả bài cảnh khuya là ai? Nội dung và giá trị nghệ thuật đắt giá

Cảnh khuya là một bài thơ gắn liền với các bạn học sinh ngồi trên ghế nhà trường, miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Vậy bạn có biết tác giả bài cảnh khuya là ai? Nội dung tác phẩm thể hiện tình cảm, thiên nhiên với tấm lòng yêu nước sâu đậm của Bác.

Nội dung tác phẩm “Cảnh khuya”

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1. Tác giả bài cảnh khuya là ai?

1.1. Vài nét về tiểu sử

Tác giả Cảnh khuya là  Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 2.9.1969), là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thân phụ của Hồ Chí Minh là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước với tư tưởng tiến bộ, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Và thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

Tác giả bài Cảnh Khuya nổi tiếng
Tác giả bài Cảnh Khuya nổi tiếng

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã dùng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba… Trong đó, tên gọi “Hồ Chí Minh” được dùng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc có danh nghĩa đại diện của Việt Minh với Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

Được biết đến là nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến là một nhà văn nhà thơ lớn hiện nay.

Hồ Chí Minh hiện nay được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

>>> Tham khảo thêm: Đôi nét về tác giả Khánh Hoài

2. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

2.1. Quan điểm sáng tác

Văn học với Hồ Chí Minh là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận. Người luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm, bao gồm:

  • Viết cho ai? (Đối tượng)
  • Viết để làm gì? (Mục đích)
  • Viết cái gì? (Nội dung)
  • Viết thế nào? (Hình thức)

2.2. Di sản văn học

  • Văn chính luận

Từ thập niên đầu thế kỷ XX, các bài văn chính luận viết bằng tiếng Pháp mang bút danh Nguyễn Ái Quốc được đăng trên các tờ báo: Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống thợ thuyền… thể hiện tính chiến đấu vô cùng mạnh mẽ.

Một số văn bản như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tuyên ngôn Độc lập… được viết trong giờ phút lịch sử của dân tộc.

  • Truyện và kí hiện đại

Những tác phẩm truyện kí được viết bằng tiếng Pháp: Pa-ri (1922), Vi hành (1923), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)…

Tác phẩm này đều tố cáo tội ác dã man và phô bày bản chất xảo trá của bọn thực dân phong kiến và tay sai…

  • Thơ ca

Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn liền với Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Bên cạnh đó, Người còn sáng tác chùm thơ ở Việt Bắc (1941 – 1945): Tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt…

3. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

  • Văn chính luận: có lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích, bằng chứng thuyết phục, lí lẽ đanh thép, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc và giọng điệu uyển chuyển.
Tác giả bài Cảnh Khuya trong văn học
Tác giả bài Cảnh Khuya trong văn học
  • Truyện và kí hiện đại, có nghệ thuật trào phúng sắc bén, giàu tính chiến đấu, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng ẩn chứa sự thâm thúy, sâu cay.
  • Thơ ca: Chủ yếu tuyên truyền cách mạng mộc mạc, dễ nhớ, giản dị và rất dễ thuộc; Thơ nghệ thuật có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và cổ điện, súc tích và cô đọng.

Trong tất cả các thể loại truyện, thơ đều được Hồ Chí Minh sử dụng phong cách nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.

>>> Xem thêm: Tiểu sử và những tác phẩm để đời của tác giả Andersen

4. Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya

4.1. Hoàn cảnh sáng tác

Tác giả bài cảnh khuya sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, cụ thể là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

Cuối năm 1947, quân Pháp đã ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc mục tiêu là tiêu diệt cơ quan đầu não với lãnh đạo quân ta. Tuy nhiên sự đồng lòng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm kế hoạch của quân địch thất bại.

4.2. Thể thơ

Bài thơ Cảnh khuya được sáng tác theo thể thơ nào? Đó là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng và hình ảnh có tính biểu tượng cao.

Bài thơ chủ yếu miêu tả khung cảnh ánh trắng tại chiến khu Việt Bắc và cũng thể hiện lòng yêu nước, thiên nhiên của nhà thơ.

Trong đó, hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya. Còn hai câu sau diễn ra tâm trạng của nhà thơ đêm khuya tại nơi đây.

Bài viết trên đây đã khái quát lại tác giả bài cảnh khuya với nội dung tác phẩm. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.

Bình Luận
Rate this post

About The Author