Categories Văn học

Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Vũ Trọng Phụng

Cái tên Vũ Trọng Phụng đã không còn xa lạ gì trong nền văn học Việt Nam. Nổi tiếng là một nhà văn – nhà báo ở thế kỉ XX những đóng góp của ông làm cho văn học trước cách mạng tháng 8 thêm đa dạng và nhiều góc nhìn. Đọc đến đây chắc hẳn rằng rất nhiều bạn tò mò về tác giả này lắm rồi đúng không? Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Vũ Trọng Phụng nhé!

Tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Vũ Trọng Phụng

Tiểu sử

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào (nay là phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và qua đời tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.

Cuộc đời và sự nghiệp tác giả Vũ Trọng Phụng
Cuộc đời và sự nghiệp tác giả Vũ Trọng Phụng

Tìm hiểu thêm: Tác giả Lê Anh Trà

Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 16 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Phong cách sáng tác

Nhắc đến cái tên Vũ Trọng Phụng không ai là không nhớ đến giọng văn trào phúng, châm chiếm được thể hiện qua các tác phẩm nổi tiếng của ông. Những tác phẩm ấy đều đi sâu vào hiện thực đời sống, mỉa mai bộ mặt giả tạo của nhiều người sống trong xã hội lúc bấy giờ, những thói hư tật xấu đều được ông lên án và phê phán nặng nề.

Tuy viết về sự tha hóa của con người thế nhưng giọng văn của ông có chút pha hài dí dỏm, đó là tiếng cười của sự châm biếm. Vũ Trọng Phụng hiểu được sự lầm than của người dân lúc bấy giờ thế nên ông luôn đứng về phía người lao động nghèo, lên án vạch trần cái ác.

Nhà văn hiện thực Vũ Trọng Phụng
Nhà văn hiện thực Vũ Trọng Phụng

Xem thêm: Tác giả One Piece

Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.

Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả Vũ Trọng Phụng

  • Tác phẩm phóng sự: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938). 
  • Tác phẩm tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ, Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938). 
  • Tác phẩm truyện ngắn: Chống nạng lên đường (1930), Một cái chết (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố (1933), Cái hàng rào (1934), Thầy lang bất hủ (1934), Mơ ngày Tết (1936), Tết ăn mày (1936), Lòng tự ái (1937), Đời là một cuộc chiến đấu (1939),….

Ngoài những phóng sự thành công, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã viết 40 tác phẩm truyện ngắn và sự thành công nhất của ông có lẽ là tiểu thuyết.

Các tác phẩm tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vấn đề nhức nhối liên quan tới xã hội thực tại, sự khái quát trong tác phẩm ở một phạm vi cuộc sống hết sức rộng mà ta không thể thấy được ở những tác phẩm của những nhà văn cùng thời.

Trong toàn bộ những tác phẩm của ông, chúng ta đều có thể thấy rất rõ ý thức bênh vực con người lao động. Chính ngòi bút của ông đã vạch trần bản chất của những cái xấu xa, cái ác, bẩn thỉu của một xã hội cũ. Đồng nghĩa với đó là sự tất yếu phải xây dựng một xã hội mới của nhân dân.

Có thể nói nhà văn Vũ Trọng Phụng đã thấy hiểu tận cùng cái đáy của xã hội thời ấy ở một góc nhìn không phải là ở trên xuống, từ ngoài nhìn vào là chính là người trong cuộc mới nhìn thấu được con người, xã hội và đưa vào từng trang viết.

Những tác phẩm của tác giả Vũ Trọng Phụng, đúng là được coi là những tác phẩm vượt thời gian. Đây là một di sản đặc sắc của thế hệ vàng văn chương Việt Nam hiện địa. Và nét bút của ông vẫn được giữ gìn và lan tỏa cho đến ngày nay.

 

 

Bình Luận
Rate this post

About The Author