Tác giả Vũ Đình Liên là một tác giả nổi tiếng với tác phẩm Ông Đồ trong sách giao khoa lớp 8 được đưa vào giảng dạy từ lâu. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông Đồ nhé.
Đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên
Tác giả Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê gốc ông ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng ông được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Năm 1932 ông thi đỗ tú tài và dạy học ở trường Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức. Sau đó ông xung học thêm bằng cử nhân Luật và được làm công chức ở Nha Thương Hà Nội.
Bài thơ Ông Đồ rất hay và được nhiều người biết đến và được đăng lên báo Tinh Hoa thời bấy giờ. Sau khi các mạng tháng Tám thành công ông đã tham gia giảng dạy và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Ngoài ra ông còn là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam.
Xem thêm:
Bài thơ “Ông Đồ” của tác giả Vũ Đình Liên
Bài thơ Ông Đồ là tác phẩm rất nổi tiếng của tác giả Vũ Đình Liên, tác phẩm này được đăng lên tạp chí “Tinh hoa”. Khi bài thơ này được ra đời nền văn hóa phương Tây dần du nhập vào nước ta và văn hóa Hán học dần mất đi vị thế, các Ông Đồ viết chữ nho cũng không còn vị thế nũa, thậm chí còn bị lãng quên. Trong tác phẩm Ông Đồ có sự hòa quyện giữa hai nguồn cảm hứng là lòng thương người và niềm hoài cổ, ông tiếc nuối bâng khuâng vì nét đẹp truyền thống dần bị phai nhạt đi. Những câu thơ thể hiện sự tiếc nuối với những vẻ đẹp truyền thống từng ngày dần bị mai một đi, thêm vào đó là những mảnh đời bị lãng quên được thể hiện bằng những câu chữ xót xa thương khóc.
Với tựa đề “Ông Đồ” một minh chứng rõ ràng nhất cho nguồn cảm hứng với nền văn hóa Nho giáo nhan đề đọc lên đủ để cho người ta thấy một nền văn hóa tinh thần của dân tộc ở trước mắt, bao nét đẹp một nét đẹp của văn hóa đi theo Ông Đồ như vậy mà dẫn chìm vào dĩ vãng.
Bài thơ được ra đời trong phong trào thơ mới, với mạch cảm xúc lãng mạn, đắm chìm trong tình yêu thương hoặc buồn khi bị xâm lược. Ông đã tìm cho mình một lối đi riêng ông hướng lòng mình về quá khứ và mang những điều tưởng chừng như đã bị quên lãng để viết vào thơ ca. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, văn hóa phương Tây cũng du nhập vào nước ta kéo theo sự tuột dốc của Nho giáo, những người dân đen nghèo khổ, Ông Đồ cũng là một nhân chứng cho sự dần mai một của văn hóa nước ta.
Tác giả Vũ Đình Liên sử dụng hình ảnh hoa đào, Ông Đồ ở đầu và cuối bài thơ để làm rõ hơn về thời kỳ của Ông Đồ xưa và nay. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ gieo vần, lời thơ bình dị nhưng đầy sâu lắng thuật lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Với những vần thơ chân thực, giản dị chân chất khắc họa hình ảnh Ông Đồ bình dị một thời đã từng là người rất được coi trọng và sau đó là thời thương tàn với niềm xót xa chung của người dân Việt Nam.
Ông Đồ là tác phẩm giúp người đọc gợi dậy trong tâm thức nét đẹp văn hóa một thời vang bóng, bài thơ khép lại với những câu thơ day dứt, dư âm về hình ảnh Ông Đồ sẽ vẫn còn lưu giữ mãi trong tim người dân Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về tác giả Vũ Đình Liên và tác phẩm thơ Ông Đồ nổi tiếng. Hy vọng bài viết đã mang lại nhưng thông tin hữu ích cho bạn đọc.