Tác giả Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Quang Dũng bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.
Đôi nét về tác giả Quang Dũng
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, ông sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Ông theo học Ban trung học tại trường Thăng Long, sau khi tốt nghiệp ông đi dạy học ở một trường tư ở Sơn Tây Hà Nội. Sau đó ông gia nhập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, khi cách mạng tháng Tám thành công ông xuất ngũ và trở thành phóng viên của Báo Chiến Đấu thời bấy giờ.
Xem thêm:
Ông tham gia nhập ngũ và được điều đi học ở Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây năm 1947. Sau khi kết thúc khoá học ông được làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai mở đường qua đất Tây Bắc. Trong lần tham gia này ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Sau chiến dịch Tây Tiến năm 1948 ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Trong thời gian tham gia kháng chiến ông đã viết rất nhiều truyện ngắn và viết kịch, tham gia triển lãm tranh, sáng tác nhạc bài Ba Vì của ông ở thời bấy giờ rất nổi tiếng trong khu kháng chiến. Một trong những bài thơ nổi tiếng của ông là bài Tây Tiến được viết vào năm 1948 khi tham gia Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông).
Năm 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ sau đó chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Bài thơ “Tây Tiến” của ông được nhiều người yêu thích và xuất bản được cả nước yêu thích. Khi ông nổi tiếng và được giới nhà giàu mời về làm thơ và sáng tác nhưng ông đã từ chối và nói: “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”.
Phong cách sáng tác của tác giả Quang Dũng
Tác giả Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là họa sĩ, nhạc sĩ đa tài. Tuy ông rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhưng ông là người vô cùng giản dị. Tác phẩm nổi tiếng của ông được nhiều người biết đến và đưa vào sách giáo khoa là bài thơ “Tây tiến” được sáng tác vào dịp Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh, Hà Nam.
Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp, những lời thơ được viết như lời tâm sự, nỗi nhớ với đồng đội đã hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Hình ảnh một Tây Tiến với núi rừng hùng vĩ nhưng nó cũng chứa đựng rất nhiều gian khổ, đau thương của người lính Tây Tiến nhiều người đã phải để lại thân xác nơi đây để giành lại sự tự do cho dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu của tác giả Quang Dũng
Tác giả Quang Dũng viết và sáng tác nhiều thể loại khác nhau như: thơ, truyện ngắn, hồi ký. Một số sáng tác tiêu biểu của tác giả Quang Dũng là:
- Mấy đầu ô (thơ, sáng tác năm 1986)
- Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, sáng tác năm 1988)
- Mùa hoa gạo (sáng tác năm 1950)
- Bài thơ sông Hồng (sáng tác năm1956)
- Rừng Biển Quê Hương (sáng tác năm 1957)
- Đường lên châu Thuận (sáng tác năm 1964)
- Nhà đồi (sáng tác năm 1970)
- Làng Đồi đánh giặc (sáng tác năm 1976)
- Mây đầu ô (sáng tác năm 1986)
- Đôi mắt người Sơn Tây
- Đôi bờ
Ngoài ra một số bài thơ Hay của ông cũng được phổ thành nhạc như:
- Bài Tây Tiến do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
- Bài Kẻ Ở do nhạc sĩ Cung Tiến phổ nhạc
- Bài Đôi mắt người Sơn Tây do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc
- Bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc thành 2 ca khúc khác nhau là: Có những cuộc tình không là trăm năm – nhạc sĩ Việt Dũng, Em mãi là 20 tuổi – nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu – Khúc Dương – Quang Vĩnh.
- Ngoài ra tác giả Quang Dũng còn tự sáng tác ca khúc nổi tiếng có nhan đề là Ba Vì bài hát này rất được yêu thích và được hát rất nhiều trong khu kháng chiến.
Trên đây là những thông tin về tác giả Quang Dũng và những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.