Categories Văn học

Tìm hiểu về tiểu sử của tác giả Bùi Đình Phong

Bùi Đình Phong không chỉ là giảng viên, nhà nghiên cứu lịch sử cận hiện đại Việt Nam, mà ông còn là tác giả của tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập nằm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 bộ sách Cánh Diều. Hãy tìm hiểu vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Bùi Đình Phong trong bài viết dưới đây nhé.

Tiểu sử tác giả Bùi Đình Phong

Bùi Đình Phong sinh năm 1950, ông sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng trải qua quá trình rèn luyện trong quân ngũ, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường B (tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi). Sau đó, ông theo học chuyên ngành lịch sử và được giữ lại công tác tại Khoa Lịch sử – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Đến tháng 1/1994, ông Bùi Đình Phong công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông đảm nhận công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng. Từ năm 1981, ông là giảng viên của Khoa Lịch sử – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên giảng dạy về lịch sử cận hiện đại Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

tác giả Bùi Đình PhongTìm hiểu về tiểu sử của tác giả Bùi Đình Phong

Xem thêm: Cuộc đời thăng trầm của tác giả Harry Potter

Sự nghiệp của tác giả Bùi Đình Phong

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, PGS.TS Bùi Đình Phong đã tham gia thực hiện hàng chục đề tài cấp nhà nước, cấp cơ sở, cấp bộ, cấp bộ trọng điểm và các đề tài với các cơ quan bên ngoài Học viện. Trong đó, ông đảm nhận vai trò chủ biên đề tài cấp Bộ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam”(1998 – 1999), đề tài trọng điểm cấp Bộ “Vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong thời kỳ trước đổi mới” (2005 – 2007).

Bên cạnh đó, ông cũng thực hiện đề tài cơ sở “Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh”; đề tài cấp Bộ “Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế”. Ông cũng là Phó Chủ nhiệm các đề tài cấp Bộ trọng điểm như “Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (2008 – 2010), “Từ điển Hồ Chí Minh học” (2012 – 2014)…

Khoảng hơn 20 năm, khi chuyển về công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, PGS.TS. Bùi Đình Phong chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học về di sản Hồ Chí Minh. Ông có nhiều đầu sách viết về đề tài Hồ Chí Minh. Với một bề dày nghiên cứu và giảng dạy, đến nay PGS.TS. Bùi Đình Phong đã có trên 30 đầu sách cá nhân chủ biên, đồng chủ biên về đề tài Hồ Chí Minh.

Tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Giá trị nội dung

Tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập của tác giả Bùi Đình Phong nằm trong sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều. Tác phẩm này thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và quá trình tìm hiểu, không ngừng sửa chữa của Người để có thể cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập. Qua đó, giúp người đọc hình dung được quá trình chuẩn bị của Bác và Đảng ta đối với sự kiện lịch sử trọng đại của toàn dân tộc. 

Bên cạnh đó, người đọc cũng thấy được sự nghiêm túc và tận tâm của Bác trong quá trình soạn thảo tuyên ngôn độc lập. Nhờ vậy, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã trở thành văn kiện lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.

Giá trị nghệ thuật

Tác giả Bùi Đình Phong đã thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian để cung cấp cho người đọc thông tin chính xác và thuyết phục về sự kiện này. Văn bản trình bày theo các dấu mốc, sự kiện, cụ thể, mạch lạc, rõ ràng, cùng hình ảnh minh họa thu hút người đọc.

tác giả Bùi Đình PhongTìm hiểu về tiểu sử của tác giả Bùi Đình Phong

Xem thêm: Vài nét về sự nghiệp của tác giả Bùi Mạnh Nhị

Phân tích chi tiết tác phẩm 

– Xuất xứ: Tác phẩm Hồ Chí Minh in trên trang baodanang.vn vào ngày 1/9/2018.

– Bố cục: 

+ Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ):  Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Trung úy Giôn đưa cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.

+ Phần 2: (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập):  Quá trình chuẩn bị và sửa chữa bản tuyên ngôn độc lập của Bác.

+ Phần 3: Còn lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

– Thời gian, địa điểm, ý nghĩa của văn bản:

+  Thời gian, địa điểm: Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

+  Ý nghĩa: Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc.

– Những mốc thời gian, sự kiện được nhắc đến trong văn bản:

+ Ngày 4/5/1945: Bác rời Pác bó về Tân trào.

+ Ngày 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

+ Ngày 25/8/1945: Bác vào ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

+ Sáng 26/8/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng và chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.

+ Ngày 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị.

+ Ngày 28 và 29/8/1945: Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền và soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

+ Ngày 30/8/1945:  Bác mời mọi người tới trao đổi và góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập.

+ Ngày 31/8/1945: Bắc bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập.

+ Vào 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội.

– Tác dụng, ý nghĩa của những sự kiện trong văn bản:

+ Tác dụng: Trình bày lại sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc.

+ Ý nghĩa: Giúp người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.

Bình Luận
4.5/5 - (99 bình chọn)

About The Author