Tác giả Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn của mọi lứa tuổi, những tác phẩm của ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc về tác giả Tô Hoài và những tác phẩm nổi tiếng của ông.
Đôi nét về tác giả Tô Hoài
Tác giả Tô Hoài sinh ra tại một gia đình có nghệ thợ thủ công. quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Tuy nhiên ông sống cùng bà ngoại tại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông bắt đầu sáng tác và lấy bút danh là Tô Hoài cái tên gắn liền với hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Thời còn trẻ ông phải làm nhiều công việc để kiếm sống như: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn, tới khi ông sáng tác và được chú ý nhiều nhất qua tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký. Ông gia nhập học Văn hóa cứu quốc vào năm 1943, trong thời chiếng tranh Đông Dương ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí và có nhiều tác phẩm hay và được nhiều người biết đến.
Xem thêm:
Ông bắt đầu tập trung vào sáng tác từ năm 1954 cho tới nay ông đã hơn 100 tác phẩm với nhiều thế loại khác nhau như: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những lời văn thơ hóm hỉnh ông luôn cho người đọc cảm giác thân thuộc nhất về cuộc sống con người.
Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài
Phong cách sáng tác của tác giả Tô Hoài luôn mang lại cho người đọc cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, về con người, với lối viết trần thuật, lời thơ hóm hỉnh, sở trường viết lách của ông là truyện và hồi ký. Trước cách mạng tháng Tám tác phẩm của ông luôn hướng về những người nông dân nghèo, các loài vật. Sau cách mạng tháng Tám ông thường viết về những vùng nông thôn rộng lớn tươi đẹp ở nước ta đặc biệt là vùng núi Tây Bắc.
Một trong những tác phẩm thành công nhất của ông được công chúng yêu quý và được chuyển thể thành phim là tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” dành cho thiếu nhi và được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới. Câu truyện kể về nhân vật chính là Dế Mèn, cậu đã trải qua muôn vạn cuộc phiêu lưu thử thách đầy mạo hiểm trong hành trình trưởng thành của mình, giúp Dế Mèn trở thành một chàng Dế, mạnh mẽ, gan góc, cao thượng. Qua câu truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” cũng giúp cho chúng ta trở nên trưởng thành hơn, chuyến phiêu lưu của Dế Mèn cho chúng ta một bài học là đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong tập truyện Tây Bắc (1952), cũng mang lại thành công vang dội cho sự nghiệp của ông. Tác phẩm được giải nhất của Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955, “Vợ chồng A Phủ” kể về câu chuyện bi thảm của cô Mị bị gả cho A Sử con trai thống lý Pá Tra và sống một kiếp người không bằng trâu bò. Nỗi đau khổ ấy được tác giả Tô Hoài khắc họa một cách đau đớn trên những câu văn, hình ảnh Mị cam chịu và đằng sau vẻ mặt ấy là một sức sống mãnh liệt. Cô đại diện cho người dân lao động miền núi bị áp bức, bóc lột sức lao động nhưng trong hoàn cảnh nào cũng khao khát được sống một cuộc đời tự do.
Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả Tô Hoài
Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
Trước cách mạng tháng Tám các tác phẩm của ông chủ yếu viết về các loài vật, những câu chuyện của người nông dân nghèo khổ thời bấy giờ như: tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí (1941), tác phẩm Quê người (1941), tác phẩm O chuột (1942), tác phẩm Giăng thề (1943), tác phẩm Nhà nghèo (1944) , tác phẩm Xóm Giếng ngày xưa (1944), tác phẩm Cỏ dại (1944). Trong đó tác phẩm nổi bật được nhiều người yêu thích nhất là tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí – miêu tả bức tranh thiên nhiên về các loài vật vô cùng phong phú, qua tác phẩm đã giúp ta học được nhiều bài học từ nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, tác phẩm được tái bản nhiều lần và được dịch thành nhiều thứ tiếng và xuất bản ở các nước trên thế giới.
Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám
Sau cách mạng tháng Tám ông bắt đầu chuyển sang phong cách sáng tác của tác phẩm phản ánh những cuộc sống cơ cực của người nông dân dưới ách thống trị của giặc ngoại xâm và con đường đến với cách mạng của họ. Các tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972), Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố(1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988), Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Camphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992).
Các giải thưởng của tác giả Tô Hoài
Ông Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam với Truyện Tây Bắc năm 1956. Năm 1970, ông Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội với tác phẩm tiểu thuyết Quê nhà và Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm với tiểu thuyết Miền Tây.
Ông đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt 1 năm 1996 với các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, Mười năm, , O chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Trên đây là những thông tin về tác giả Tô Hoài mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích.