Categories Tác giả

Khám phá sự nghiệp sáng tác của tác giả Bằng Việt

Bằng Việt là nhà thơ tiêu biểu cho các thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tiểu sử nhà thơ Bằng Việt ra sao? Sự nghiệp sáng tác của ông như thế nào? Phong cách sáng tác của nhà thơ có gì đặc biệt?

Tiểu sử tác giả Bằng Việt

Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây nay thuộc Hà Nội.

Năm 1969 Bằng Việt chuyển sang công tác tại hội nhà văn Việt Nam.

Đến năm 1970 với tư cách là phóng viên chiến trường ông tham gia vào công tác tại chiến trường Bình Trị Thiên và tiếp đến làm tại bảo tàng truyền thống cho Đoàn Trường Sơn.

Tiếp đến ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp và các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và giữ chức vụ tổng biên tập tờ tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam (1989-1991).

– Vào năm 2001 Bằng Việt được bầu làm Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 – 2010.

Cũng vào thời gian đó ông làm thư ký thường trực, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Sự nghiệp của Bằng Việt

Bằng Việt – nhà thơ của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Từ những năm 1960 ông đã bắt đầu sáng tác thơ và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (1985).

Bằng Việt sử dụng nhiều loại thơ không vần và những hình thức thơ đã xuất hiện trong thơ Việt Nam và thế giới nên thơ của ông được đánh giá là trẻ trung, tài hoa, hồn nhiên, giàu cảm xúc, tinh tế với giọng điệu trầm lắng, suy tư, giàu tính triết lí. Ngoài sáng tác thơ ông còn tham gia vào dịch thơ, biên soạn từ điển văn học.

Trong đó tập thơ đầu tiên của Bằng Việt là: Hương Cây-Bếp Lửa (1968), được viết cùng với Lưu Quang Vũ. Tiếp sau đó là sự ra đời của nhiều tập thơ hay, nổi tiếng khác như: Những Gương Mặt – Những Khoảng Trời (ra đời năm 1973), Đất Sau Mưa (ra đời năm 1977), Khoảng Cách Giữa Lời (ra đời năm 1984), Cát Sáng (ra đời năm 1985) được viết chung với Vũ Quần Phương, Bếp Lửa – Khoảng Trời (ra đời năm 1986) và Ném Câu Thơ Vào Gió (ra đời năm 2001).

Với nhiều những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến  chống Mỹ và giai đoạn sau đó nên ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học trong và ngoài nước. Ngoài ra ông còn tham gia dịch thơ từ nhiều quốc gia khác nhau, biên soạn từ điển văn học.

Một số giải thưởng Bằng Việt nhận được như:

Năm 1968 đạt giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội.
Năm 1982 nhận được giải thưởng dịch thuật  văn học quốc tế, giao lưu văn hóa quốc tế được quỹ Hòa bình Liên Xô tổ chức và trao tặng.
Năm 2002 Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Bằng Việt Giải thưởng Nhà nước về văn học.

Năm 2022 ông nhận được giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam.

Nhận giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ “Ném câu thơ vào gió”
“Giải thành tựu trọn đời” của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX.

Có thể thấy rằng Bằng Việt là một nhà thơ tài năng và để lại di sản sâu sắc trong văn học Việt Nam.

tac-gia-bang-viet
Bếp lửa là một trong những bài thơ nổi tiếng của tác giả Bằng Việt

Xem thêm:

Phong cách sáng tác của tác giả Bằng Việt

Đặc điểm chung của thơ Bằng Việt

Bằng Việt là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Đặc điểm thơ ông mang đậm nét riêng biệt của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhìn chung phong cách thơ của ông giàu tính sáng tạo, trẻ trung và khá đa dạng về thể loại, nội dung lấy cảm hứng về đất nước, con người trong chiến tranh.

Ngôn ngữ thơ của ông sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh được chọn lọc từ thực tế đời sống.

Ngoài ra ông còn sử dụng đến các liên tưởng, so sánh trong thơ điều này thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây.

Trong thời kỳ kháng chiến

Ngay từ khi còn rất trẻ Bằng Việt đã tham gia kháng chiến chống Mỹ nên chính ở trong tâm hồn của ông đã chứa đựng sự chín chắn bởi sự giáo dục của Đảng. Điều này thể hiện trong những áng thơ trẻ của mình mà vẫn thể hiện tinh thần tranh luận ngay cả trước kẻ thù đến phá hoại đất nước.

Có những tình huống đầy dã man của kẻ thù nhưng Bằng Việt vẫn giữ được sự bình tĩnh, tư thế văn minh, đàng hoàng, phong nhã.

Bên cạnh đó trong thời gian này để ghi lại tâm hồn của thanh niên yêu mến cảnh vật, con người và đất nước Bằng Việt đã viết một số bài thơ như Tình yêu và báo động, Thư gửi người bạn xa đất nước, Trở lại trái tim mình… Mặc dù không thể hiện trực tiếp cảnh chiến đấu anh hùng của dân tộc do điều kiện sống nhưng Bằng Việt thường lắng nghe sự lớn lên trong tâm hồn con người. Đây cũng là một khía cạnh cao đẹp trong tâm hồn con người ở  thời kỳ kháng chiến.

Bằng Việt đã tạo nên một nét riêng cho thể thơ tự do của mình và là một nhà thơ nổi tiếng tại Việt Nam. Suốt sự nghiệp sáng tác của ông cùng với sự phát triển về độ dài của bài thơ, từng câu thơ ông đã gia tăng về chất liệu hiện thực nhưng vẫn giữ được sự nhịp nhàng, đều đặn trong nhịp thơ từ đó làm nên giọng thơ rất đặc trưng.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Bằng Việt. Hãy thường xuyên cập nhật chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Bình Luận
Rate this post

About The Author