Dù năm tháng có qua đi nhưng chúng ta cũng sẽ không bao giờ quên được hình ảnh của một vị lãnh tụ, vị cha già dân tộc đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Người đã để lại một tài sản vô giá, là tấm gương đạo đức, là sự kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những đức tính cao cả đó có cả những bài học về sự tiết kiệm ngay trong cuộc sống đời thường và trong công việc.
Qua câu chuyện giản dị và tiết kiệm cho chúng ta một bài học sâu sắc về tính tiết kiệm để trở thành một người công dân tốt.
Trước kia, hàng ngày Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác xem, khi in một mặt bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đó Thông tấn xã đã in hai mặt, nhòe nhoẹt khó đọc nhưng Bác vẫn đọc.
>>Xem ngay: 3 câu chuyện về Bác mang ý nghĩa sâu sắc đến tận ngày hôm nay để thấm lại những bài học của Bác để lại cho chúng ta.
Vào năm 1969, sức khỏe của Bác yếu, mắt giảm thị lực, Thông tấn xã đã gửi lại một bản tin in một mặt cho tiện.
Sau khi đọc xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Bác chuyển bản tin sang cho Văn phòng Chủ tịch để cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.
Ngày 10/5/1969 Bác đã viết đoạn mở đầu của Di chúc vào sau tờ tin tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.
Khi sức khỏe Bác đã yếu nên Bộ chính trị đã đề nghị: Những việc quan trọng của Đảng bác mới chút trì còn những việc khác bàn rồi báo cáo sau. Bác đồng ý như vậy.
Ý nghĩa câu chuyện giản dị và tiết kiệm chính là sử dụng hiệu quả, hợp lý tiền của, thời gian, sức lao động để tích lũy thêm vốn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Tiết kiệm là việc biết cân đối chi tiêu, có tính toán, có kế hoạch, không hoang phí, phô trương.
Trong hoàn cảnh đất nước ta vừa tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa xây dựng đất nước thì vấn đề tiết kiệm càng phải được quan tâm, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Tuy nhiên theo quan niệm của Bác thì tiết kiệm không phải là keo kiệt, không phải là bủn xỉn. Tiết kiệm không phải là cho dân khổ, không phải để các chiến sĩ đói rách. Tiết kiệm ở đây chính là giúp tăng gia sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà đất nước ta đang ngày càng phát triển thì cần lắm những câu chuyện về Bác, những mẩu chuyện đời thường về những đức tính tốt đẹp của Bác.
Những câu chuyện về Bác, về cuộc sống giản dị, chân thật, tiết kiệm, hết lòng vì nhân dân, phục vụ nhân dân sẽ khiến tự bản thân mỗi người, những cán bộ tự nhìn lại mình. Đặc biệt thế hệ trẻ ngày nay càng phải “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để sống tốt hơn, chống lại lối sống lãng phí, xa hoa…
Tấm gương của Người chính là tấm gương về lòng nhân ái, sự khoan dung, vị tha, nhân hậu; tấm gương về đức tính cần – kiệm – liêm – chính, nếp sống giản dị và đức tính khiêm tốn…Tất cả những đức tính ấy đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời.
Nhưng cũng chính từ những đức tính ấy mà Người trở nên gần gũi với đời thường qua những câu chuyện cuộc sống, những bài học, những câu chuyện hàng ngày, việc làm hết sự cụ thể để mọi người học tập và noi theo.
Cuộc sống của Bác cực kỳ giản dị và đơn giản, không hề xa hoa bởi Bác sống vì nước vì dân. Đã có rất nhiều câu chuyện cuộc sống kể về Bác Hồ, mỗi câu chuyện đều mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc.
Trong cuộc sống hàng ngày, Bác tiết kiệm đến từng tờ giấy, từng cây bút viết. Bác chắt chiu như một người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con nhưng còn túng thiếu.
>>Tham khảo ngay: 4 câu chuyện cuộc sống mang nhiều ý nghĩa sâu sắc để thấy rằng cuộc sống này vãn còn nhiều điều tốt đẹp dành cho những người tốt như bạn.
Hay như hình ảnh chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của một vị Chủ tịch là hình ảnh có sự tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Câu chuyện trên chính là một nét đẹp về đạo đức mà chúng ta cần phải học tập.
Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần rèn luyện, tu dưỡng mình.
Sự tiết kiệm này tưởng rằng dễ nhưng lại rất khó bởi nếp sống của Bác rất đời thường, đơn giản, nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Nhưng nếu không có sự quyết tâm, không có tâm, không có lý tưởng thì rất khó để thực hiện.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày được nâng cao nên chúng ta không còn phải lo lắng đến ăn mặc, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, những người cán bộ, những người phụ vụ nhân dân cần phải biết hy sinh lợi ích cá nhân, tham vọng cá nhân để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Dân tộc Việt Nam có một vị lãnh tụ vĩ đại với những phẩm chất, đạo đức cao quý. Người sẽ mãi là một tấm gương đạo đức để các thế hệ sau này noi theo và học tập đặc biệt là đối với những cán bộ Đảng viên, công chức.
Mỗi hành động của từng cán bộ Đảng viên sẽ góp phần vào việc thực hiện công cuộc xây dựng, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, tiến bộ, phát triển.