Categories Tác giả

Tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi được biết đến là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà quân sự lỗi lạc, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của dân tộc, nhà ngoại giao tài ba, danh nhân văn hóa thế giới. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi nhé.

Tiểu sử tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (sinh năm 1380 – mất vào năm 1442) có hiệu là Ức Trai. Ông là người tham gia tích cực vào Khởi nghĩa Lam Sơn chống lại sự xâm lược của nhà Minh với Đại Việt do Lê Lợi lãnh đạo. Đến năm 1428 cuộc khởi nghĩa này đã thành công và từ đây Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần trong triều đại quân chủ nhà Hậu Lê lịch sử Việt Nam.

Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần. Vào thời nhà Trần bị Hồ Quy Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi cũng đã tham gia vào dự thi và thi đỗ Thái học sinh vào năm 1400. Sau đó ông ra làm quan dưới triều Hồ đảm nhiệm chức vụ Ngự sử đài chính chưởng.

Đến khi nhà Minh xâm lược cha của ông đã bị bắt giải về Trung Quốc, đến khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh nên ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị nhà Minh. Ông chính là người đề ra chiến lược, đồng thời soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông Nguyễn Trãi vẫn sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ.

Năm 1442 trong vụ án Lệ Chi Viên, gia đình Nguyễn  Trãi đã bị kết án tru di tam tộc. Năm 1464 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông.

Có thể thấy rằng Nguyễn Trãi có đóng góp to lớn trong sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.  toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi có rất nhiều cống hiến ở nhiều những lĩnh vực khác nhau có thể nói bút lực của ông rất phi thường. Tuy nhiên sau vụ án Lệ Chi Viên các tác phẩm của  ông đã bị thất lạc nhiều hiện nay chỉ còn đến một số tác phẩm như:

Văn về thể loại chính luận

Nổi tiếng phải kể đến là tác phẩm Bình ngô đại cáo – kiệt tác của Nguyễn Trãi. Lời văn của tác phẩm có giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, thuyết phục để nêu bật được những thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn cùng với hào khí thời đại.  Tác phẩm bình ngô đại cáo được mệnh danh là bản thiên cổ hùng văn lưu truyền muôn đời sau.

Quân trung từ mệnh tập cũng là một tập văn mang tính luận chiến từ đó cổ vũ tinh thần quân sĩ và nao núng ý chí quân giặc mang tính thuyết phục, giảng giải cho quân địch để thấy được lẽ tất yếu phải rút quân và công nhận quyền độc lập của Đại Việt. Với những lập luận sắc bén cùng văn phong sáng gọn, có tình, có lí, gợi cảm. Tập văn này cũng thể hiện tài năng hùng biện và có thể phán đoán tâm lý kẻ địch của Nguyễn Trãi. Từ đó vận dụng chiêu pháp công tâm để quân địch tự tan rã đây cũng là kế sách tài tình mà ít người có thể làm được.

tac-gia-nguyen-trai
Bình ngô Đại cáo là bài ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần kỳ đã chấm dứt sự xâm lược của giặc Minh

Văn về thể loại thơ ca

Tập thơ Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi thường không chú trọng đến niêm luật mà sẽ phóng khoáng để thể hiện được cái hồn của sự vật. Đồng thời nắm bắt được thần thái, cảnh vật và bút pháp nổi bật của tác giả Nguyễn Trãi. Thơ văn của ông chan hòa sự sống với phong thái điềm đạm của bậc đại nho.

Trong  đó tập thơ Quốc âm thi tập của ông bao gồm 254 bài thơ Nôm – đây là tập thơ cổ xưa cho đến ngày nay. Tập thơ phản ánh sâu sắc trong suốt quá trình phát triển của chữ Nôm  từ thế kỷ XV. Tập thơ này cũng chính là mốc  son đánh dấu bước phát triển và hoàn thiện chữ Nôm ở Việt Nam.

Về khảo cứu lịch sử

Vào năm 1423 vua Lê Thái Tổ sai Nguyễn Trãi soạn để ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài văn bia Vĩnh Lăng thần đạo bi được khắc trên lăng của vua Lê Thái Tổ được đặt ở Vĩnh Lăng, bài văn kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Về nghiên cứu địa lý

Bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại ở Việt Nam là Bộ khảo cứu Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam. Chính bộ sách này đã đặt nền móng căn bản để trở thành tư liệu quý về đất nước Đại Việt. Một số tác phẩm khác của Nguyễn Trãi về lĩnh vực nghiên cứu địa lý như Ngọc đường di cảo, Luật thư, Thạch khánh đồ, giao tư đại lễ tuy nhiên không còn được lưu truyền đến ngày nay.

Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Trãi có rất nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc nhưng trong vụ án Lệ Chi Viên đã có nhiều tác phẩm bị thiêu hủy.

Một số những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ được đến ngày nay như:

  • Quốc Âm Thi Tập
  • Quân trung từ mệnh tập
  • Ức Trai Thi Tập
  • Bình Ngô đại cáo
  • Lam Sơn thực lục
  • Nhiều các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,…

Trong các thi phẩm, bài chính  luận có tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, sống theo tư tưởng đạo Nho không bị gò bó, câu nệ mà ngôn ngữ thể  hiện vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ. Với những đóng góp to lớn vào năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Trãi. Hãy thường xuyên cập nhật chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Bình Luận
Rate this post

About The Author