Categories Văn học

Nhà văn Trang Hạ sinh năm bao nhiêu?

Nói đến cái tên Trang Hạ thì ai cũng biết về cây bút nữ viết truyện ngắn nổi đình đám ở Hà Nội với phông văn hóa tiếng Trung phong phú. Thế nhưng chắc ít ai biết về tiểu sử của nhà văn Trang Hạ sinh năm nao nhiêu và là người như thế nào.

Nhà văn Trang Hạ là ai?


Trang Hạ là một tác giả đã tạo nên rất nhiều kỷ lục về xuất bản những năm gần đây.

Trang Hạ là một cây bút nữ viết truyện ngắn có những tác phẩm của Trang Hạ mấy năm gần đây tạo nên “kỉ lục” về văn hóa hiện tượng.

Tóm tắt lý lịch Trang Hạ

Nhà văn Trang Hạ sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Trang Hạ sinh ngày 30-11-1975 (46 tuổi).Trang Hạ tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ngoại ngữ khoa tiếng Trung năm 1996. Trang Hạ sinh ra tại Thành phố Hà Nội. Bà thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) mèo (Ất Mão 1975).

Hiện nay, tác giả Trang Hạ đang là phóng viên của báo Tiền Phong thường trú tại Đài Bắc, Đài Loan. Trang Hạ được mọi người nhắc đến nhiều trong vai trò là một dịch giả đoạt giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh 1993, giải Văn học tuổi hai mươi 1995 với tập truyện ngắn Tình khúc, Văn học cho tuổi trẻ 2004 với tập truyện Những đống lửa trên vịnh Tây Tử.

nha-van-trang-ha-sinh-nam-bao-nhieu

Nhà văn Trang Hạ

Nhà văn Trang Hạ xếp hạng nổi tiếng thứ 779 trên thế giới và thứ 7 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng. Trang Hạ nổi tiếng với những tác phẩm được in trên một số ấn phẩm Phụ Nữ Thủ Đô, Nông Thôn Ngày Nay, Giáo Dục& Thời Đại, Truyện ngắn trên Văn Nghệ Quân Đội, Văn Nghệ Trẻ, Người Lao Động, Lao Động, Tiền Phong, Hoa Học Trò, Áo Trắng, tạp chí Sông Thương, tạp chí Tác Phẩm Mới (Hội nhà văn), Sài Gòn Tiếp Thị Nguyệt San, Người Đẹp, Thanh Niên, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Văn Mới 2013, Mỹ Phẩm, tạp chí Đẹp, Sinh Viên, Tuổi Xanh, Thế Giới Mới, Thế Giới Phụ Nữ…

Các giải thưởng văn học

  • Hương Đầu Mùa năm 1993 của báo Hoa Học Trò,
  • Văn học tuổi Hai Mươi 1995 của báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ,
  • Tác phẩm tuổi xanh năm 1998 của báo Tiền Phong,
  • Cuộc vận động sáng tác văn học cho thanh niên năm 2004 NXB Thanh Niên
  • Trang Hạ có sách được bạn đọc yêu thích và bình chọn năm 2012 của Fahasa.

Các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Trang Hạ đó là:

  • Tập truyện ngắn “Những đống lửa bên vịnh Tây Tử” – NXB Hội Nhà văn 2007
  •  “Xin lỗi, em chỉ là.. ” Nhà hát Hòa Bình TPHCM năm 2010
  • Tập tản văn “Đàn bà ba mươi” – NXB Văn Học 2010, tái bản nhiều lần.
  • Tác phẩm Tiểu thuyết “Chuyện kể dưới ngọn đèn đường” – NXB Phụ Nữ năm 2010
  • Ebook tập truyện ngắn “Người đàn ông quỳ cuối giường” năm 2011, truyện dài “Làng trong phố” năm 2011.
  • Tập tản văn “Rãnh ngực và tiệc đêm” – NXB Thời Đại năm 2012
  • Tập tản văn “Đàn ông không đọc Trang Hạ” – NXB Văn Học năm 2012, tái bản năm 2013
  • Tập tản văn “Tình nhân không bao giờ đòi cưới” – NXB Phụ Nữ 2014, tái bản nhiều lần.
  • Tập truyện ngắn “Tình khúc” – NXB Trẻ 1995, tái bản năm 2014
  • Tập tản văn “Đàn bà 30” – NXB Phụ Nữ năm 2015
  • Dịch giả các tiểu thuyết và tập truyện:
  • “Nàng Hằng Nga” – 2 tập NXB Trẻ 2000
  • Tác phẩm “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” – NXB Hội Nhà Văn năm 2007, tái bản nhiều lần.
  • Tác phẩm “Mẹ điên” – NXB Phụ Nữ 2008, tái bản nhiều lần.
  • Tác phẩm “Lỡ tay chạm ngực con gái” – NXB Phụ Nữ 2009
  • Tác phẩm “Sợi dây tình yêu” – NXB Thời Đại năm 2012
  • Ebook “Nghèo đói là trường đại học lớn nhất”năm 2014, bản chữ nổi Braille năm 2014.

Trang Hạ tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, khoa tiếng Trung Hà Nội vào năm 1996. Trang Hạ từng đạt giải quán quân của Hội bút Hương đầu mùa báo Hoa Học Trò thập niên 1990.

Vài năm gần đây, mọi người nhắc đến nhiều trong vai trò là một dịch giả, chuyên dịch các tác phẩm Trung Quốc sang Việt Nam. Các tác phẩm của chị đều hướng tới thân phận người phụ nữ có số phận bất hạnh và được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Ngoài ý kiến đồng tình thì cũng không ít ý kiến gay gắt phản đối dòng văn học của chị vì tác phẩm của chị không mang tính nghệ thuật. Trang Hạ luôn đón nhận những đóng góp ý kiến của dư luận và sẵn sàng đứng ra bảo vệ bản thân, tự tin cho rằng mình đang lao động nghiêm túc và sẽ đem lại giá trị nhất định trong giới văn học của mình.

Gần đây, bài viết của Trang Hạ và tạo nên một cơn bão dư luận bàn về “đàn ông”“con lợn”. Trang Hạ đã chia sẻ cảm xúc của mình về vấn đề này: “Tôi cảm thấy rất bình thường, bởi phản ứng của dư luận không phải vấn đề của tôi, cả khi cần đối thoại tôi cũng chẳng thấy có vấn đề gì cả. Còn nếu dư luận nhảy chồm chồm, thì tự dư luận phải kiếm thuốc an thần, tôi không có nhu cầu và khả năng nhét thuốc an thần vào miệng người khác”.

Câu nói của nhà văn Trang Hạ: “Đàn ông về nhà chỉ có ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn! Muốn chứng minh đàn ông được vợ chăm sóc không phải như… chăm lợn, thì các ông hãy xắn tay rửa bát đi”.

Thậm chí, các trang mạng đều chia sẻ quan điểm này của Trang Hạ và làm nảy sinh nhiều tranh cãi gay gắt, chị đã làm nên hiện tượng mạng tại Việt Nam.

 

Bình Luận
3.1/5 - (8 bình chọn)

About The Author