Ngành Điều dưỡng xưa nay được hiểu là một ngành đào tạo nên những người Điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Ngành Điều dưỡng ở trên thế giới và ở Việt Nam đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng biệt. Trong bài viết này hãy cùng geego.com.vn tìm hiểu về lịch sử ngành Điều dưỡng trên thế thế giới nói chung và lịch sử ngành Điều dưỡng ở Việt Nam nói riêng.
1.Sơ lược về lịch sử ngành Điều dưỡng thế giới
Có thể khẳng định rằng, lịch sử của ngành Điều dưỡng bắt nguồn từ những bà mẹ. Những người mẹ khi sinh thành những đứa con của mình luôn chăm sóc, bảo vệ chúng.
Từ hình thái Công xã nguyên thủy, loài người coi thần linh là tuyệt đối, khi họ vướng phải bệnh tật thì thường đến các nhà thờ, các đức tin về Totem giáo cầu xin thần linh chữa bệnh cho mình. Khá thú vị khi các giáo đường , nhà thờ lại trở thành chạm thăm khám, chữa trị cho các bệnh nhân. Các tín nữ ra đời phụ trách hỗ trợ cho các pháp sư, thầy tu việc chữa bệnh. Từ đó bắt đầu dần dần hình thành mối liên hệ giữa các tôn giáo, con người theo đạo với Y khoa.
Những năm 60 TCN, ở Hy Lạp xuất hiện người Điều dưỡng nữ đầu tiên là Phoebe. Bà rất thích công việc được chăm sóc người khác.
Chính vì vậy bà đã bỏ cuộc sống tiện nghi trong Vương triều La mã cổ để đến những gia đình thuộc tầng lớp tiểu nông để chăm sóc những người bị bệnh. Tên tuổi của bà sau đó lan khắp Hy Lạp và khắp các nước Bắc Âu. Người dân tại Châu Âu phong cho bà danh hiệu là nữ Điều dưỡng đầu tiên trên thế giới.
Đến thời kỳ Trung cổ, khi mà các cuộc chiến tranh tại Châu Âu bắt đầu lan rộng, các nhà thờ và các Tu sĩ không còn giữ được chỗ đứng của mình trong xã hội, các nhà thờ và các tổ chức tôn giáo dần bị hạn chế hoạt động. Thực trạng những người bị bệnh, đặc biệt là các thương binh tham gia các trận chiến không có ai để chăm sóc, người Điều dưỡng trở nên cực khan hiếm.
Những người phụ nữ phạm tội hoặc bị bắt lúc bấy giờ đứng trước 2 sự lựa chọn: Hoặc vào tù hoặc trở thành những người Điều dưỡng. Thế là đông đảo nữ giới chọn giải pháp chăm sóc cho người khác. Điều này đã gây ra sự lệch lạc nghiêm trọng về cái nhìn của nhiều người với nghề Điều dưỡng.
- Florence Nightingale – Biểu tượng ngành Điều dưỡng thế giới
Khi đại Công nghiệp bùng nổ tại Châu Âu, bắt đầu từ thế kỷ 19, xã hội lúc bấy giờ đã thay đổi hoàn toàn các góc nhìn về người Điều dưỡng.
Ở Pháp lúc bấy giờ, người được coi là khai sinh ra ngành Điều Dưỡng đã xuất hiện. Đó là bà Florence Nightingale (1820 – 1910) . Mặc dù sinh ra trong một gia đình Tư sản Pháp với nhiều của cải nắm trong tay, nhưng bà Florence chán với cuộc sống giàu có, bà chu du khắp nơi, học được nhiều ngôn ngữ, đọc được nhiều loại sách về triết học, văn hóa, chính trị.
*** Xem thêm: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh Cao đẳng Điều Dưỡng 2019
Người khai sinh ra ngành Điều dưỡng
Khát vọng cả đời của Florence là mong muốn giúp đỡ những người nghèo khổ vượt qua đau đớn, bĩ cực. Bà chấp nhận đến các chiến trường khốc liệt nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ để chăm sóc các thương, bệnh binh của quân đội Hoàng Gia Anh.
Không chỉ đơn thuần là nửa đêm vác đèn đến chăm sóc các bệnh nhân, trong thời gian từ 1845 đến 1847, bà phát triển học thuyết nghiên cứu khoa học về chống nhiễm trùng, vệ sinh trong các cơ sở Y tế, bà góp phần không nhỏ giúp cho tỷ lệ số binh lính thiệt mạng do các vấn đề về nhiễm trùng từ 45% xuống chỉ còn 2%.
Sau khi trở lại Anh vào năm 1860, do sức khỏe không cho phép bà đảm nhận Điều dưỡng 1 mình. Bà quyết định lập ra ngân sách để mở một trường học Điều dưỡng mang tên Nightingale. Trường trở thành hệ thống đào tạo ngành Điều dưỡng đầu tiên ở riêng nước Anh, và cả trên toàn Châu lục khi đó.
Ngôi trường Nightingale do bà Florence làm Hiệu trưởng thu hút nhiều nữ sinh theo học. Ngày 12/5/1910, bà Florence Nightingale chút hơi thở cuối cùng của mình tại nhà riêng ở Paris. Bà để lại khối tài sản khổng lồ cho Y học thế giới là một mô hình cơ sở vô cùng vững chắc đào tạo nên những người Điều dưỡng chuyên nghiệp.
Mô hình đào tạo các Điều dưỡng viên của bà sau này được kế thừa và phát triển ra nhiều nước trên thế giới. Để tưởng nhớ bà Florence Nightingale, Hội đồng Điều dưỡng khi đó đã quyết định lấy ngày mất của bà làm ngày Điều dưỡng quốc tế. Bà trở thành biểu tượng ngành Điều dưỡng thế giới. Bà là một người mẹ tinh thần giúp ngành Điều dưỡng được công nhận.
Sang đến thế kỷ 20, ngành Điều dưỡng trở thành một ngành nghề không thể thiếu trên thế giới. Dù các trường đào tạo Điều dưỡng tiếp tục mọc lên như nấm sau mưa, nhưng nguồn nhân lực Điều dưỡng vẫn trở nên khan hiếm bởi rất nhiều Điều dưỡng bỏ nghề vì không thể chịu nổi áp lực.
Năm 1945, xuất hiện vị Giáo sư Điều dưỡng đầu tiên của Đại học Columbia- Bà Lavinia Dock.
2. Sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam
Khác với thế giới, ở Việt Nam, ngành Điều dưỡng lại được du nhập từ nước ngoài vào trong nước.
Thời kỳ Pháp thuộc, các Bệnh viện bắt đầu được xây dựng. Những người giúp việc cho các Bác Sĩ bắt đầu được cầm tay chỉ việc. Thời chiến tranh, số lượng những người bị bệnh ngày càng nhiều, các Bác Sĩ không thể một mình đảm đương hết mọi việc, chính vì vậy họ buộc phải mở các lớp đào tạo riêng biệt để đào tạo các Điều dưỡng.
Các lớp học về Điều dưỡng bắt đầu ra đời, không phân biệt nam hay nữ. Nhưng trước cách mạng tháng 8 những người Điều dưỡng không được chính quyền nửa Thực dân, nửa Phong kiến coi trọng.
Ngành Điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay rất được coi trọng
Sau cách mạng tháng 8, và đến khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần 2. Ngành Điều dưỡng lúc này đứng trước nhiệm vụ gắn với vận mệnh của cả một dân tộc. Đó là chăm sóc các bệnh nhân, thương binh, phục vụ công tác chăm lo sức khỏe trong thời kỳ trường kỳ kháng chiến.
Lao động trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nhưng người Điều dưỡng luôn được Nhà nước quan tâm, lo lắng.
Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi vẻ vang, thống nhất nước nhà, thống nhất công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền. Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói chung giữa hai miền Nam-Bắc. Năm 1982 Bộ Y tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa. Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, tổ điều dưỡng tách ra khỏi phòng y vụ.
Năm 1986, thời kỳ đất nước đi vào mở cửa, Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được xây dựng, trở thành những trường đầu tiên đào tạo nhân sự trong lĩnh vực Điều dưỡng.
Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước ta xác định ngành Điều dưỡng là một ngành trọng điểm, luôn cần thiết trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước./