Categories Văn học

Vài nét về tác giả Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), là một cây bút giàu xúc cảm và ông là một trong những nhà văn nổi tiếng những năm 1930 – 1945. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vài nét về tác giả Thạch Lam để có cái nhìn khái quát hơn về cuộc đời của nhà văn.

Đôi nét về tiểu sử nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam đổi tên thành Nguyễn Tường Lân và lấy bút danh là Thạch Lam. Một cây bút giàu xúc cảm, là một trong những cái tên nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại.

Nhà văn Thạch Lam, nguyên quán của ông là tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan. Thạch Lam thi đỗ vào trường Cao Đẳng Canh Nông ở Hà Nội, au đó, một thời gian Thạch Lam chuyển vào trường trung học Sarraut để học thi Tú tài.

nha-van-thach-lam-la-mot-trong-nhung-nha-van-noi-tieng

 

Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng

Thạch Lam với lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng ra đi khi tuổi còn trẻ vì mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng sự nghiệp của ông có rất nhiều tác phẩm để đời.

Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam

Sau khi đã đỗ Tú Tài, Thạch Lam chuyển về làm báo tham gia vào Tự Lực văn đoàn năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

Ngòi bút của Thạch Lam thường viết những truyện không có chuyện, có khuynh hướng khai thác thế giới nội tâm nhân vật đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Thạch Lam là người với những cảm xúc mong manh giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, có quan niệm văn chương lành mạnh. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc nhạy cảm trước những biến thái của cảnh vật và lòng người.

Thạch Lam quan niệm văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Năm 1935 ông lấy vợ, Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân.

Nhà văn Thạch Lam còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. Có truyện ông miêu tả một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ Nhà mẹ Lê, Hà Nội ba sáu phố phường lại có trong đó hương vị đậm đà của quê hương.

Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm viết lại những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng. Viết bằng chính những cảm xúc của mình, nhất là về phụ nữ trong xã hội cũ nát, trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

Ngày 27/06/1942, nhà văn Thạch Lam ra đi ở độ tuổi 32 vì mắc phải căn bệnh lao phổi để lại người vợ trẻ và 3 người con trong gia cảnh nghèo khó.

Thạch Lam yêu cái đẹp là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, Thạch Lam yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp nhưng với ông, văn chương không phải lấy cái đẹp làm cứu cánh. Thạch Lam là người chắt chiu cái đẹp tìm kiếm cái đẹp đã bị đánh mất. Sáng tác của Thạch Lam chính là để tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới là người có thể cảm nhận được mọi vẻ đẹp man mác khắp vũ trụ.

Thạch Lam một nhà văn thực sự có tài, nghệ sĩ không tìm đến văn chương như một thứ thoát li hiện thực. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn không có chuyện. Là một mảnh đời nơi phố huyện nhỏ xung quanh chị em Liên vào một buổi cuối mùa hè mỗi chi tiết đều gây xúc động, gợi lại một thời đã qua.

nghe-thuat-ngon-ngu-cua-thach-lam-doc-dao-va-dac-sac

Nghệ thuật ngôn ngữ của Thạch Lam độc đáo và đặc sắc

Những tác phẩm của Thạch Lam ông không gân guốc, nhưng thâm trầm và kín đáo, ngôn ngữ của ông rất đặc biệt, giản dị những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động mà làm say đắm lòng người. Ngôn ngữ trần thuật của Thạch Lam luôn hướng tới vẻ đẹp cô đọng với một dư ba vang vọng .Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ và man mác thi vị đã làm nên một phong cách ngôn ngữ rất riêng Nó tránh xa sự chau chuốt và bác học của ngôn ngữ văn chương trung đại. Mỗi truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam như một bài thơ hàm xúc thanh thoát nhưng không hề sáo rỗng mà vẫn toát lên vẻ bình dị hiếm có. Nghệ thuật ngôn ngữ của Thạch Lam độc đáo và đặc sắc ông tìm đến với lối văn giản dị, gọi đúng tên những sự vật, hiện tượng đi vào trong trang văn Thạch Lam một cách tự nhiên.

Ngôn ngữ miêu tả của Thạch Lam chân thực nhưng đầy chất thơ. Những câu văn ngắn dài theo mạch cảm xúc của người đọc, thứ ngôn ngữ như những sợi tơ giăng mắc vào không gian cùng những hình ảnh thân thuộc được thi vị hóa.

Thạch Lam đã đưa ngôn ngữ của cảm xúc thơ vào trong văn xuôi tạo nên những ngôn ngữ, áng văn đẹp, giàu cảm xcus cho ta cảm nhận bằng ngôn ngữ cuộc đời cũng như sự từng trải, mang tính thuần Việt, mang đậm chất Việt.

Thạch Lam luôn tâm niệm văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên. Quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam trang viết nào cũng thắm đượm tinh thần đó. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm trong xã hội đương thời. Mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa, những làng quê bùn lầy nước đọng, bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột; là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc… những phố chợ tồi tàn những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng.

Tác phẩm của Thạch Lam có nhiều yếu tố hiện thực, những cảnh, những người đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ không dữ dội như Chí Phèo, hay bị đày đọa như chị Dậu. Cái độc đáo của  nhà văn Thạch Lam chính là ở lòng nhân ái trong mọi tác phẩm của ông nhưng vẫn hết sức chân thực.

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam

Những tác phẩm của nhà thơ Thạch Lam đều được đăng báo phải kể đến như:

  • Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937)
  • Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938)
  • Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939)
  • Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941)
  • Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1942)
  • Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943)
  • Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940)

Nhà văn Thạch Lam là một cây bút giàu xúc cảm, qua những dòng thông tin vài nét về tác giả Thạch Lam hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn này. Những nhân vật trong các tác phẩm Nhà văn Thạch Lam dù ở bất cứ hoàn cảnh nào trong tâm hồn của hộ vẫn ánh lên cái chất lòng nhân ái của con người Việt Nam. Ta thấy được sự yêu thương và quý trọng con người với con người trong các tác phẩm của ông.

   

 

 

Bình Luận
Rate this post

About The Author