Categories Văn hóa

3 câu chuyện về Bác mang ý nghĩa sâu sắc đến tận ngày hôm nay

Câu chuyện thứ nhất: Bác dạy trẻ

Đây là một trong những câu chuyện về bác và thiếu nhi trong việc giáo dục phẩm cách con người ngay từ nhỏ, lòng hiếu thảo của trẻ trong gia đình. Đối với trẻ em, dăn dạy không phải là áp đặt mà là sự tôn trọng trẻ nhỏ.

Xem ngay: Top 7 câu chuyện cổ tích mang tính giáo dục dành cho các bé để mang lại cho trẻ những điều tuyệt vời đầu tiên mang đậm bản sắc dân tộc.

Tính tự chủ cần phải được giáo dục cho trẻ em, không được để trôi theo bản năn và nói không với điều xấu.

Đối với con cái, sự yêu thương không có nghĩa là cho con được làm mọi điều con thích và cần phải kiên nhẫn giải thích cho con hiểu điều tốt và điều xấu.

Câu chuyện kể khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con của một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng không kịp đón con vào buổi trưa do bận công tác.

Đến bữa trưa, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn, trong ngôn ngữ của Bác không có chữ “cho” mà chỉ có “biếu”, “mời”…Hôm đấy có bác Tô (Đồng chí Phạm Văn Đồng) cũng dùng bữa với 2 bác cháu.

Khi ngồi vào mâm cơm cháu bé sợ lắm và không biết phải bắt đầu như nào. Mâm cơm cũng chỉ chỏ một bát canh, còn đĩa thịt gà lại để gần bác Tô. Thấy vậy Bác hiểu ý nên gắp thức ăn bỏ vào bát của cháu nhỏ.

Đến khi ăn xong cháu bé đặt bát xuống mâm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi té chạy. Bác mời cháu bé lại và ôn tồn bảo:

– Này cháu, chưa xong đâu, cháu vào đây. Hôm nay bác Tô và Bác Hồ mời cháu ăn cơm. Khi ăn xong cháu phải cám ơn rồi mới đi, nếu không cám ơn là không được đi đâu.

Cháu bé vội vàng vòng tay, cúi đầu:

– Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ… ạ…

Dứt câu, cháu bé lại chạy thẳng, Bác Hồ lại gọi lại

– Chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu ăn xong, bây giờ về nhà cũng chỉ chơi thôi, cháu hãy đi rửa bát cho sạch, đặt lên bàn.

Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ liền mang bát vào bếp rửa sạch, úp lên kệ. Xong việc Bác Hồ nhẹ nhàng bảo

– Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi

Bác lấy quả táo, cắt làm 2 phần, phần phía trên nhỏ và phía dưới to sau đó chia cho cháu nhỏ, Bác nói:

– Bây giờ Bác cắt làm 2 phần, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái nồi to. Cháu có biết vì sao Bác chia như vậy không?

Cậu bé lắc đầu không biết

– Bác thì lao động cả sáng và chiều, cháu thì chưa lao động nên cháu chỉ ăn phần nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình cũng phải biết chia phần. Bố mẹ đi làm cả ngày thì phải ăn phần to, cháu ăn phần nhỏ và không nên giành phần to với bố mẹ nhé

Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói:

– Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng… xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được…

Câu chuyện thứ hai: Bác Hồ với thời gian

Không có gì quý giá bằng thời gian, cũng không có gì đánh đổi được thời gian. Chính vì vậy trong câu chuyện Bác Hồ với thời gian, tất cả chúng ta trong công việc gì cũng cần phải đúng giờ để không lãng phí tiền bạc cũng như thời giờ của nhau.

Qua cuộc sống, qua những hoạt động, tác phẩm của Bác chúng ra dễ dàng nhận ra điều mà Người ghét nhất chính là thói tham nhũng, lãng phí tiền bạc, xa hoa và lãng phí thời gian.

Đặc biệt, theo nhận xét của những người làm việc và trực tiếp tiếp xúc với Bác Hồ sẽ thấy rõ nét nhất chính là cán bộ đi làm không đúng giờ.

   Bác luôn dăn dạy cán bộ phải có sự chuẩn mực về thời gian

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ….

Bác bảo:

– Làm tướng mà chú đi chậm mất 15 phút bị bộ đội của chí sẽ đi sai bao nhiêu? Hôm nay chú không chuẩn bị đầy đủ các phương án, chủ quan vì vậy chú không giành được thế chủ động.

Vào một lần khác, Bác Hồ và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến mới bắt đầu cuộc họp.

Chú đến chậm mấy phút?

Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy Bác thường không để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.

Những bài học sâu sắc về thời gian là lời dăn dạy của Bác là bài học quý giá cho chúng ta

Đột nhiên trời đột ngột chuyển mưa, mưa to xối xả, tối trời mưa mãi không dứt. Ai cũng nghĩ mưa to vậy Bác đến sao được.

Giữa lúc trời đang mưa, lòng người thất vọng thì ngoài hiên có tiếng reo hò át cả tiếng mưa: Bác đến rồi! Bác đến rồi…

Trong chiếc áo mưa ướt sũng, đầu đội nón, quần xắn đến tận đầu gối, Bác xuất hiện nữa sự ngạc nhiên xen lẫn niềm sung sướng hân hoan của mọi người.

Sau này anh em mới được biết, ngay lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì đột nhiên trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc với Bác đề nghị lớp tập trung lớp học tại một địa điểm gần hoặc hoãn lại hẹn lớp dịp khác.

Tuy nhiên Bác không đồng ý và nói: “Đã hẹn thì dù như thế nào cũng phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh đến khi nào? Thà một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn là để cả lớp chờ uổng công!”.

Câu chuyện thứ ba: Bác Hồ đọc sách báo

Trong giáo dục, chúng ta không chỉ học dưới sự hướng dẫn của thầy cô mà còn phải tự học. Tự học theo phương pháp đọc sách giúp con người tự học một cách hiệu quả.

Xem ngay: 4 câu chuyện cuộc sống mang nhiều ý nghĩa sâu sắc để từ đây rút ra bài học cho mình và trở thành người sống tốt với đạo với đời.

Đọc sách từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần với Bác

Đối tượng cần phải đọc nhất là học sinh, sinh viên, người lãnh đạo, tuy nhiên họ lại là những người ít đọc sách nhất.

Vì vậy câu chuyện về phong cách tư duy của bác, khả năng lựa chọn sách và cách đọc của Bác rất đáng để mọi người học tập đặc biệt trong xã hội hiện nay khi mà những công cụ online ngày càng phát triển.

Ngay từ những ngày đi tìm chân lý, bàn chân của Bác Hồ đã in khắp các châu lục. Nhà thơ Nga Ôkíp Mandenxtam đã từng nói: “Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa của tương lai”.

Khi trở thành vị Chủ tịch đứng đầu Nhà nước, Bác vẫn tiếp tục đọc sách báo nhằm nâng cao hiểu biết mà còn nắm bắt được mọi thông tin trong và ngoài nước.

Đọc sách báo như một thói quen hàng ngày đối với bác không thể thiếu được, tất cả những người từng làm việc với Bác đều thán phục trước sự ham đọc sách của Bác.

Thời gian đọc sách báo của Bác thường vào ban ngày và buổi tối sau 9h, khi đọc Bác thường có thói quen đưa ngón tay theo dòng, chỗ nào có vấn đề thì dừng tay ghi chép để dễ nhận biết.

Bác thường xuyên sử dụng những ký hiệu để đánh dấu vào trong bài báo, các đồng chí phục vụ chỉ cần nhìn vào đó để thực hiện theo ý Người. Bác cũng hay dùng chữa Hán để đánh dấu và viết báo.

Khi tuổi cao sức yếu, Văn phòng Phủ Chủ tịch cử các cán bộ phục vụ như Cù Văn Chước, Lê Hữu Lập, Vũ Kỳ…đọc sách cho Bác nghe để giữ gìn đôi mắt của Bác.

Người sau này gắn bó với bác là Cù Văn Cước, từ 1962 đến khi Bác mất. Chú Chước thường đọc những bản tin của Bộ Ngoại giao và Thông tấn xã được Bác tín nhiệm. Để Bác đỡ phải nghe nhiều, chú Chước chỉ đọc những ý chính.

Thường thì chú Chước đọc phục vụ Bác vào các buổi sáng, chưa, tối. Khi đọc báo vào buổi tối thường chỉ đọc những tin có nội dung nhẹ nhàng để Bác đỡ căng thẳng.

Bác Hồ đọc nhiều thể loại sách, nhiều nguồn khác nhau như sách biếu tác giả gửi tặng, sách của những cá nhân, sách của bên Bộ ngoại giao sau những chuyến đi công tác…khi đọc xong bác gửi tới các nơi cần sử dụng, vì vậy Bác không có thư viện riêng.

Những cuốn sách sau khi Người qua đời được lưu lại tại nhà sàn, nhà 54 là những báu vật vô giá, trở thành món ăn tinh thần và phương tiện cung cấp thông tin không thể thiếu đối với một con người vĩ đại như Bác Hồ kính yêu.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author