Categories Tác giả

Tìm hiểu về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng tài giỏi dưới thời nhà Trần, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy, người đời sau còn biết đến tác giả Phạm Ngũ Lão qua bài thơ Tỏ lòng nằm trong chương trình phổ thông.

Đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 – mất năm 1320, ông là danh tướng đời nhà Trần, quê làng Phù ủng, huyện Đường Hào, nay thuộc xã Đô Lương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong gia đình nông dân nghèo.

Ông lớn lên vào thời điểm mà nhân dân cả nước đang hừng hực khí thế chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai. Khi đó, thanh niên khắp nơi đều háo hức nhập ngũ, thế nhưng, việc ông trở thành một người lính cũng có phần bất thường.

Phạm Ngũ Lão là người thông minh, văn võ song toàn, có đạo đức và tính tình khẳng khái. Với ý chí kiên cường, dù xuất thân bình thường những ông đã nhanh chóng trở thành Điện uý Thượng tướng quân, uy danh đức vọng sánh ngang ngửa Hưng Đạo Vương. Không chỉ vậy, nhờ tính cách mạnh mẽ và tài năng của mình, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách, giúp quân ta chiến thắng trong hai cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên Mông và được cái triều vua Trần nể trọng.

tác giả Phạm Ngũ LãoTác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng

Xem thêm: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Với những chiến công ông đã lập được trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai, nhà vua đã phong ông làm Hạ Phẩm Phụng Ngự. Phạm Ngũ Lão là môn khách thân tín của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và đặc biệt được gả con gái nuôi là Nguyên Công Chúa cho.

Sau cuộc chiến tranh lần thứ ba vào năm 1288, đường danh vọng của Phạm Ngũ Lão ngày một rộng mở và liên tục được thăng quan tiến chức. Năm 1290 (Canh Dần) ông được giao chức quản lĩnh quân Thánh Dực của triều đình. Vào năm 1294 (Giáp Ngọ) ông được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao.

Đến năm 1297 (Đinh Dậu) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, Phạm Ngũ Lão được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Năm 1298 (Mậu Tuất), ông được phong làm Kim Ngô Hữu Vệ Đại Tướng Quân.

Năm 130 (Tân Sửu), ông được phong làm Thân Vệ Đại Tướng Quân và được ban Quy Phù (tức binh phù có chạm hình con rùa). Năm 1318 (Mậu Ngọ), ông tiếp tục lập công lớn khi đi đánh Chiêm Thành, được thăng làm Quan Nội Hầu và được ban Phi Ngư Phù (tức binh phù có chạm hình con cá chuồn). Cũng năm này, triều đình đã cho con ông làm quan.

Năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ sáu 65 tuổi. Khi ông mất, vua Trần Minh Tông đã ra lệnh nghỉ chầu năm này để tỏ lòng thương nhớ. Nhân dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của ông.

Bài thơ Tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão

Không chỉ có tài năng về quân sự, Phạm Ngũ Lão còn có năng khiếu về chương. Ông rất thích ngâm thơ, đọc sách và từng viết nhiều bài thơ về chí làm trai, lòng yêu nước. Nhưng hiện nay, tác phẩm của ông chỉ còn lại Thuật hoài và Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

tác giả Phạm Ngũ LãoTác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng

Xem thêm: Tác giả Lê Anh Trà – Cây bút của nền văn học hiện đại

Thuật hoài (Tỏ lòng) 

 

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Nội dung và ý nghĩa của bài thơ:

Bài thơ Tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão mang hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.

– Hai câu thơ đầu: 

+ Khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt, tràn đầy sức sống của những trang nam nhi quả cảm đang xả thân vì nước, qua đó thể hiện hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần thời bấy giờ. 

+ “Hoành sóc” là tư thế cầm ngang ngọn giáo của con người trấn giữ đất nước. Con người trong bài thơ xuất hiện với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, mang tầm vóc của vũ trụ. “Cầm ngang ngọn giáo” là tư thế con người luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch “múa giáo” thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều. 

– Hai câu cuối

+ Thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ, đó là khát vọng và biểu hiện của tư tưởng yêu nước, thương dân. Đây chính là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ. 

+ Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước – sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng.

 

Bình Luận
Rate this post

About The Author