Câu chuyện kể về một câu bé mất cha, chỉ còn hai mẹ con sống bao bọc lẫn nhau. Vì chỉ còn mỗi đứa con nên người mẹ hết mực thương yêu và bao học, chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ.
Nhưng do được nuông chiều nên cậu bé sinh hư, hay làm cho mẹ buồn. Một hôm nghịch ngợm cậu bị mẹ mắng liền bỏ đi vì nghĩ mẹ không còn thương yêu mình nữa. Nhưng cậu không biết rằng mẹ đang mòn mỏi chờ cậu ở nhà.
Câu chuyện sự tích cây vú sữa mang nhiều ý nghĩa nhân văn
Từ khi bỏ nhà đi, cậu phiêu dạt từ làng này sang làng khác, ai cho gì cậu ăn nấy, khi thì ngủ góc chợ, lúc thì ngủ chuồng trâu hay gầm cầu.
Do nhớ con nên người mẹ khóc mờ cả mắt, tự trách bản thân vì đã quát con để con bỏ đi. Kiệt sức người mẹ gục xuống bên bậc của ngôi nhà…
Về phần cậu bé, cậu không biết đã đi bao lâu, cậu chỉ nhớ là đã rất lâu cậu không về nhà và cậu rất nhớ mẹ, nhớ về những tháng ngày được mẹ chăm lo, được ăn ngon và ngủ trên chiếc giường ấm.
Cậu liền nghĩ lại và muốn quay về với mẹ, lúc đói mẹ cho ăn, mẹ vẫn bên mình. Nghĩ vậy cậu liên quay về nhà.
Về đến nhà, cảnh vật vẫn như xưa nhưng cậu không thấy mẹ đâu. Cậu khàn tiếng gọi mẹ: “Mẹ ơi mẹ đâu rồi mẹ ơi?”…Cậu gọi mãi gọi mãi vẫn không thấy tiếng mẹ liền gục xuống bên gốc cây xanh thềm nhà và khóc.
Kỳ lạ thay cây xanh bỗng rung và bỗng nhiên từ những tán lá, hoa xuất hiện, hoa tàn và quả lớn nhanh, da căng mịn. Bỗng một trái rơi trúng tay cậu bé.
>>Tham khảo ngay: Top 7 câu chuyện cổ tích mang tính giáo dục dành cho các bé để trẻ tiếp xúc và rút ra được bài học quý giá mà ông cha ta đã để lại từ ngàn đời xưa.
Sự hối hận muộn màng đến với cậu bé ngỗ nghịch
Cậu bé cắn một miếng thật to, nhưng chát quá. Quả thứ hai lại rơi xuống, cậu lột vỏ nhưng lại cắn vào hạt…cứng quá.
Quả thứ 3 rơi xuống, cậu nhẹ nhàng bóp quanh quả đến khi vỏ mềm nứt ra một kẽ nhỏ, một dòng sữa trắn chảy ra thơm như sữa mẹ. Cậu lấy môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào thơm như sữa mẹ.
Bỗng nhiên cây rung rinh cành lá, có tiếng vọng ra: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn không mới hay lòng mẹ”.
Cậu ôm lấy thân cây khóc, mẹ đã mãi mãi không còn nữa. Nhìn lên tán lá cậu thấy một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Nước mắt cậu rơi xuống, cành cây xòa ôm cậu như tay mẹ vỗ về âu yếm.
Sau này cậu kể cho mọi người nghe về câu chuyện cũng như nỗi ân hận của mình. Trái thơm ngon vườn nhà cậu được gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa. Đó cũng là nội dung chính của câu chuyện sự tích cây vú sữa của dân tộc ta.
Cha mẹ là người sinh thành, hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người
Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.
Cho dù cha mẹ như nào thì cũng là mong những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái. Dù thời xưa hay thời nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như không có một trái tim yêu thương rộng lớn thì làm sao có được cuộc sống hạnh phúc.
Chữ hiếu chính là nền tảng đạo lý của con người, nếu người nào không hiếu thảo với cha mẹ thì ngoài xã hội cũng không phải là người tử tế. Hiếu với cha mẹ không chỉ giữ được lòng kính mến mà còn làm cha mẹ vui lòng.
Hiếu thảo là một nền tảng của sự yêu thương, cho dù thành công hay thất bại thì gia đình vẫn là nơi mà chúng ta có thể trở về trước những khó khăn trên đường đời. Hiếu thảo với cha mẹ là một trong những bài học quý báu cũng như ý nghĩa sự tích câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt.
Vậy chúng ta hãy yêu thương cha mẹ ngay còn có thể, không làm cha mẹ buồn để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi…