Categories Văn học

Ý nghĩa câu chuyện “Ai là nông dân của Bác” và những bài học quý giá

Tuổi trẻ Bác Hồ chứng kiến nỗi khổ của người dân dưới ách thống trị nộ lệ bần cùng. Vì vậy Bác ra đi tìm đường cứu nước cũng mong chấm dứt khổ ải, mang lại cơm no áo mặc cho người dân Việt Nam.

   Đối với những người nông dân Bác luôn có sự gần gũi ân cần

>Xem ngay: 3 câu chuyện về Bác mang ý nghĩa sâu sắc đến tận ngày hôm nay để có thể học được những bài học quý gia mà Bác để lại và là người có ích cho xã hội này.

Tình cảm của Bác đối với những người nông dân khi Bác chọn vấn đề ruộng đất ở Đông Dương để nói lên sự bất công và những nỗi cực khổ của người dân. Hay như việc thực hiện Di chúc của Bác, Bác dặn sau khi giải phóng miền Nam, Đảng phải miễn thuế cho nhân dân 1 năm.

Thực hiện theo di chúc của Bác, Đảng đã miễn thuế nhiều năm liền cho nông dân. Đến khi miền Bắc thống nhất, Bác đề ra chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất Bác còn rất quan tâm và gần gũi với những người nông dân, coi xem họ có những khó khăn gì không để tìm cách khắc phục.

Một lần Bác nói với đồng chí Trưởng ban cảnh vệ – người luôn ở sát bên Bác, bảo vệ Bác:

– Chú chuẩn bị xe để mai Bác đi thăm ruộng, nói chuyện với nông dân ở ngoại thành.

Những câu chuyện về Bác luôn mang nhiều ý nghĩa

Sau khi nghe Bác nói vậy, đồng chí cảnh vệ lo lắng bởi sợ nguy hiểm cho Bác, hơn nữa lại là khu vực ngoại thành. Cuối cùng đồng chí cảnh vệ cũng nghĩ ra một cách là cho một chiến sĩ đứng giả làm người nông dân để tiện nói chuyện.

Đến hôm sau khi đoàn xe dừng lại, Bác xuống xe, xắn quần qua gối, lội xăm xăm ra nói chuyện với một người nông dân đang cày ruộng xa tít. Đồng chí Trưởng ban cảnh vệ vội vàng chạy theo và mời Bác quay lại sợ nguy hiểm, Bác nói:

– Bác lội ra đây nói chuyện với nông dân của Bác, còn kia là nông dân của chú. Nông dân gì mà chân đầy lông.

Đối với những người nông dân, đi đến đâu Bác cũng ân cần, gần gũi, thăm hỏi đời sống sản xuất của người dân. Bác xuống tận ruộng nói chuyện, uống từng bát nước. Hơn 700 lần bác về với những người nông dân để hiểu những khó khăn, vất vả, mang lại cơm no áo ấm cho người dân.

Không chỉ gần gũi với người nông dân, Bác còn biết rõ cách làm ăn và tổ chức cuộc sống cho người nông dân làm sao để nâng cao năng suất. Những năm cuối đời Bác vẫn về thăm HTX nông nghiệp, lúc về Tỉnh ủy Thái Bình có ít gạo đặc sản biếu Bác, sau khi nhận quà Bác lấy tiền trả nhưng đồng chí Tỉnh ủy không hiểu liền nói “Đây là quà của Tỉnh ủy có đáng là bao”.

      Đối với những người nông dân Bác luôn dành tình cảm đặc biệt

Đến đây Bác trả lời: “Các chú cũng làm được ra gạo à? Bác tưởng suốt đời Bác và các chú ăn gạo của dân chứ? Các chú không nhận tiền của Bác khác gì Bác tham ô?”

Ngày nay những người nông dân vẫn còn nghèo khó, lam lũ, vì vậy để phát triển nông dân cần phải có kiến thức làm ruộng một cách khoa học, có ý thức trách nhiệm để xây dựng đất nước, tạo nên những sản phẩm nông nghiệp chất lượng nhằm chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Những câu chuyện trên đủ cho chúng ta thấy rằng Bác với những người dân thấm thía như nào và chúng ta cần phải nhớ công lao của Bác trong việc xây dựng Nông thôn mới.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author