Tác giả Thạc Lam là một tác giả nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học của ông bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.
Đôi nét về tác giả Thạch Lam
Tác giả Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942) ông sinh ra ở một gia đình công chức tại Hà Nội. Sau này ông đã đổi tên thành Nguyễn Tường Lân và lấy bút danh là Thạch Lam. Khi còn nhỏ cha của ông đã mắc bạo bệnh và qua đời, mẹ của ông đã phải tần tảo buôn bán kiếm sống để nuôi người mẹ chồng già và 7 người con.
Xem thêm:
Gia đình ông di chuyển đến sống ở Hải Dương, khi đó học tại trường tiểu học Hải Dương nay là trường Tô Hiệu. Đến khi người anh cả của ông học xong và về Thái Bình dạy học nên mẹ ông đã quyết định đưa cả gia đình về Thái Bình sinh sống. Khi ở Thái Bình được một năm đi làm không đủ nuôi mấy miệng ăn nên gia đình ông lại quyết định về Hà Nội sinh sống.
Khi học xong cấp 3 Thạch Lam đỗ vào một trường Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, sau khi học một thời gian ông lại chuyển qua trường trung học Sarraut để học thi Tú tài.
Sự nghiệp của tác giả Thạch Lam
Tác giả Thạch Lam khi đỗ tú tài ông đã thôi học và về làm báo với hai anh trai. Ông được phân làm biên tập cho tờ báo Phong Hóa và tờ Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn do người anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập.
Ông lập gia đình vào năm 1935 và được người chị là Nguyễn Thị Thế nhường lại cho căn nhà nhỏ ở đầu làng Yên Phụ Tây Hồ để sinh sống cùng vợ. Tác giả Thạch Lam được biết đến là một cây bút giàu tình cảm và lòng nhân ái, ông thường viết lại chính cảm xúc của mình, những số phận hẩm hiu, nhất là số phận của những người phụ nữ thời bấy giờ, luôn tần tảo, chịu đựng, hy sinh cho gia đình.
Có những câu truyện ông viết về một gia đình đông con sống cơ cực trong một xóm chợ nghèo như tác phẩm “Nhà Mẹ Lê” của ông. Ngoài ra ông còn viết nhiều thể loại như tiểu luận, tùy bút để ghi lại những điều ông thấy trong cuộc sống. Một trong những cuốn thành công nhất của ông đó là cuốn “Hà Nội ba sáu phố phường” được nhà văn miêu tả vô cùng đẹp đẽ, đậm chất quê hương.
Những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Thạch Lam
Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam đều toát lên tấm lòng nhân ái của con người Việt Nam dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Trong lời văn của ông ta có thể thấy được sự yêu thương trân quý giữa con người với con người và thấy được sự đồng cảm của tác giả với những mảnh đời bất hạnh lúc bấy giờ. Những tác phẩm của ông các nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, bất hạnh như Lão Hạc hay chị Dậu mà những nhân vật trong truyện của ông rất độc đáo giàu lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm.
Các tác phẩm của ông trước khi được in thành sách thì đã đều được đăng báo trước đó: Các tác phẩm gồm có:
- Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
- Tác phẩm Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
- Tác phẩm Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
- Tác phẩm Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
- Tác phẩm Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
- Tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm (Hà Nội ba sáu phố phường, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943) – đã được in vào SGK Ngữ văn 7, tập một.
- Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường (Tùy bút, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943)
Ngoài ra tác giả Thạch Lam còn có tác phẩm truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn 11 để giảng dạy trong chương trình học phổ thông.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về tác giả Thạch Lam một cây bút giàu tình cảm và lòng nhân ái. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.