Tác giả Nguyễn Quang Sáng ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng mà còn là một người nghệ sĩ trên cả phương diện văn chương và điện ảnh. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về cuộc đời người nghệ sĩ đa tài này nhé.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng
Tác giả Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng, ông sinh năm 1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Vào tháng 4 năm 1946 ông tham gia bộ đội và làm liên lạc cho đơn vị Liên Chi 2. Ông tham gia cách mạng đến năm 1948 ông được cho đi học thêm văn học ở trường Trung học kháng chiến Nguyễn Tất Tố. Sang năm 1950 ông được điều về làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo tại phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ
Xem thêm:
Đến năm 1955, ông theo đơn vị ra Bắc tập kết và về công tác tại Phòng Văn nghệ Đài Phát Thanh Tiếng nói Việt Nam. Năm 1958, ông công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam và làm biên tập viên cho báo Văn nghệ, cán bộ sáng tác, xuất bản văn học.
- Năm 1966 Nguyễn Quang Sáng vào chiến trường miền Nam làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng, đến năm 1972 ông lại trở ra Hà Nội tiếp tục làm việc ở Hội nhà văn.
- Ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước ông về thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I, II, III.
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa II, III và là Phó tổng thư ký Hội khóa IV.
- Ông chính là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – người làm ra các bộ phim nổi tiếng, và tham gia nhiều các chương trình truyền hình nổi tiếng.
Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Ông sinh ra là người con của đất Nam Bộ nên phong cách sáng tác của ông mang đâm màu sắc và cuộc cống của người dân Nam Bộ, gần gũi thân thuộc, giản dị. Trong những tác phẩm của mình ông thường viết về con người cảnh vật thiên nhiên mang lại cảm giác gần gũi cho người đọc. Những lời văn mang màu sắc bi tráng, kịch tính, giàu chất thơ ca làm các tác phẩm của ông có những dấu ấn riêng trong lòng người đọc.
Lời văn của ông giản dị, mộc mạc miêu tả những vấn đề của thực tại, những điều chân thật nhất về đời sống, con người và xã hội. Ông cũng khéo léo lồng ghép những giá trị nhân vân vào trong từng tác phẩm. Những tác phẩm viết về chiến tranh của ông cho thấy người lính Việt Nam dũng cảm, đồng lòng, quyết dành lại độc lập tự do cho dân tộc, ngoài ra ông đã cho người đọc thấy sự mấy mát to lớn mà chiến tranh đã gây ra, tuy vậy chúng ta sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ một kẻ thù nào.
Các tác phẩm văn chương và điện ảnh nổi tiếng
Ông có một kho tàng các tác phẩm văn học đồ sộ có thể kể đến như: Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Người quê hương (tập truyện ngắn, 1968), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Bông cẩm thạch (tập truyện ngắn, 1969), Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Người con đi xa (tập truyện ngắn, 1977), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Bàn thờ tổ của một cô đào (tập truyện ngắn, 1985), Tôi thích làm vua (tập truyện ngắn, 1988)
Nguyễn Quang Sáng không chỉ là một nhà văn tài ba mà ông còn là một nhà biên kịch giỏi và nhận được sự yêu thích của đông đảo mọi người. Những kịch bản phim ấn tượng của ông là: Mùa gió chướng (1977), Cánh đồng hoang (1978), Pho tượng (1981), Cho đến bao giờ (1982), Mùa nước nổi (1986), Dòng sông hát (1988), Câu nói dối đầu tiên (1988), Thời thơ ấu (1995), Giữa dòng (1995), Như một huyền thoại (1995).
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Quang Sáng đã được chúng tôi tổng hợp qua bài viết trên. Hy vọng đây là tài liệu hay, kiến thức bổ ích giúp ích cho các bạn tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng.