Categories Giáo dục

Ngành Sư phạm trong tương lai sẽ như thế nào?

Việc xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên gần đây cùng với tỉ lệ thất nghiệp cao của sinh viên sư phạm đã khiến Bộ GD&ĐT phải đưa ra quy định mới, thắt chặt đầu vào của ngành. Vậy ngành Sư phạm trong tương lai sẽ như thế nào?.

Những nỗi lo của người trong ngành

Theo những thống kê gần đây, trong tổng số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường thuộc các ngành nghề khác nhau, thì Sư phạm là ngành chiếm tỉ lệ cao nhất. Do cơ sở vật chất, quy mô trường học còn nhỏ, hẹp mà số lượng giáo viên đào tạo ra trường hàng năm lại quá lớn, dẫn đến việc nhiều sinh viên không có việc làm, phải làm trái ngành, trái nghề. Thay đổi mới tuyển sinh: tương lai nào cho sinh viên sư phạm?. Cung nhiều hơn cầu là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ thất nghiệp ngành Sư phạm cao.

Ngành Sư phạm tương lai ra sao vẫn còn là nỗi lo của nhiều người

Ngành Sư phạm tương lai ra sao vẫn còn là nỗi lo của nhiều người

Hơn nữa, các vụ việc giáo viên tiểu học, trung học cơ sở bạo hành, đánh đập học sinh trong vài năm trở lại đây, ví dụ như gần đây là việc cô giáo ép cả lớp tát 1 học sinh hay cho học sinh uống nước giẻ lau bảng… cho thấy đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên đang dần xuống cấp. Điều này khiến nhiều người mất niềm tin vào các cơ sở đào tạo giáo viên và nghĩ rằng do đào tạo quá nhiều, tràn lan nên không đảm bảo về chất lượng đầu ra của các sinh viên học sư phạm. Tất yếu phải đặt ra câu hỏi: ngành Sư phạm trong tương lai sẽ như thế nào?

>>Tham khảo thêm: Du học ở Hàn Quốc về liệu có tương lai không?

Những thay đổi mới về đào tạo ngành Sư phạm

Trước mùa tuyển sinh năm 2018, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số sự thay đổi trong việc xét tuyển và đào tạo ở các trường đào tạo ngành Sư phạm. Cụ thể, đầu vào sẽ được siết chặt, chỉ các thí sinh đạt học lực giỏi ở bậc THPT mới được vào các trường đại học về sư phạm. Điểm chuẩn vào trường cũng do Bộ GD đưa ra chứ không để cho các trường tự mình quyết định nữa.

Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh cũng sẽ cắt giảm cho phù hợp hơn với nhu cầu, thông qua việc khảo sát tại các địa phương. Chỉ tiêu năm 2018 đã cắt giảm hơn 38% so với năm trước đó. Song song với đó là tích cực đầu tư xây mới các trường, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập cũng như mức lương cho giáo viên nhằm thu hút sinh viên trong thời gian tới. Dự kiến trong tương lai gần, Sư phạm sẽ lại là ngành học có nhu cầu nhân lực cao.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bày tỏ sự lo ngại về chính sách mới này. Theo đó, thay vì thắt chặt đầu vào thì nên có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn với sinh viên và cam kết việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, điểm sàn cũng phải quy định cẩn thận để không thiếu hụt chỉ tiêu.

Ngành Sư phạm sẽ cắt giảm chỉ tiêu và tiến hành thắt chặt ngay từ đầu vào

Ngành Sư phạm sẽ cắt giảm chỉ tiêu và tiến hành thắt chặt ngay từ đầu vào

Quan trọng nhất là với ngành Sư phạm Mầm non và Sư phạm Tiểu học. Vì đây là những người sẽ dẫn dắt, định hướng cho các em học sinh từ thuở ban đầu, khi các em còn là những trang giấy trắng. Cần phải có đội ngũ giáo viên đủ năng lực và phẩm chất đạo đức cần thiết, phải cho họ hiểu tầm quan trọng của ngành Sư phạm Mầm non là gì, ngành Sư phạm Tiểu học là gì. Những sai phạm không đáng có khi đưa ra những giáo viên kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của các em đến trường học và dần hình thành ý nghĩ ghét việc học. Các bậc giáo viên THCS, THPT thì cần phải có trình độ cao và có phương pháp giảng dạy mới mẻ, phù hợp với lứa tuổi các học sinh, giúp tạo hứng thú học tập.

Vẫn biết nghề gõ đầu trẻ không phải là công việc dễ dàng gì khi mức lương giáo viên còn quá nhiều bất cập trong khi trách nhiệm lại nặng nề. Tuy nhiên, nếu bạn đã chọn con đường này thì hãy gắng sức học tập và rèn luyện bản thân, để sau này trở thành người thầy, người cô tốt, dạy ra những thế hệ học sinh giỏi giang, xuất sắc để ngành Sư phạm trong tương lai có những khởi sắc mới tốt đẹp hơn.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author