Nhà Văn Chu Lai là Nhà văn chuyên viết về đề tài chiến tranh và người lính ông đã viết nên những tác phẩm đồ sộ về chiến tranh và người lính. Cùng tìm hiểu về tiểu sử của nhà văn Chu Lai ngay trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về nhà văn Chu Lai
Đại tá, nhà văn Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đại tá, nhà văn Chu Lai là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).
Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Nhà văn Chu Lai trong chiến tranh Việt Nam ông công tác ở đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp Nhà văn Chu Lai biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Ông đã viết nên những tác phẩm đồ sộ, vạm vỡ về chiến tranh và người lính. Cùng với cảm hứng lãng mạn cách mạng, ông đã trở thành nhà văn chuyên viết về đề tài chiến tranh và người lính.
Nhà văn Chu Lai
Sự nghiệp văn học của nhà văn Chu Lai
Chu Lai là nhà văn mặc áo lính chuyên viết về đề tài chiến tranh và người lính ông đã tham gia cuộc kháng chiến với vị trí là một chiến sĩ đặc công. Ông đã có thành công xuất sắc trong việc viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng hoạt động trong vùng Sài Gòn. Chu Lai là nhà văn văn quân đội có tên tuổi trong nền văn học sau 1975. Chu Lai rất thành công với đề tài chiến tranh và tiểu thuyết khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Các tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề cuộc sống của con người, trọng tâm nhất là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau cuộc chiến tranh. có kẻ thành công, có người thất bại con người không đủ bản lĩnh đối chọi với sự cám dỗ cả trong chiến tranh và cuộc sống thời bình…
Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Chu Lai
Tác phẩm tiểu thuyết:
- Nắng đồng bằng
Đêm tháng hai
Ba lần và một lần
Cuộc đời dài lắm
Khúc bi tráng cuối cùng
Chỉ còn một lần Sông xa
Gió không thổi từ biển
Vòng tròn bội bạc
Bãi bờ hoang lạnh
Ăn mày dĩ vãng
Phố
Truyện ngắn:
- Người im lặng
Đôi ngả thời gian
Phố nhà binh
Truyện:
- Vùng đất xa xăm
Kịch bản:
- Hà Nội đêm trở gió
Người đi tìm dĩ vãng
Hà Nội 12 ngày đêm
Người mẹ tự cháy
Người Hà Nội (chuyển thể từ tác phẩm Phố)
Thành tích:
– Năm 1993, nhà văn Chu Lai đoạt Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội Nhà văn) cho quyển tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng
– Năm 1994, nhà văn Chu Lai đoạt Giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng
– Năm 1993, nhà văn Chu Lai đoạt Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố
– Năm 2007, nhà văn Chu Lai đoạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Tác phẩm Cuộc đời dài lắm
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Vũ Hà Nguyên người lính tình yêu luôn trắc trở tình yêu thủy chung của anh với một người con gái tên Hà Thươngũng không ít kẻ ganh ghét và rắp tâm hãm hại. Cuộc đời dài lắm mà cuộc đời cũng thật chóng vánh làm sao.
Ăn mày dĩ vãng
Ăn mày dĩ vãng – tác phẩm tiêu biểu nhà văn Chu Lai viết về đề tài người lính và chiến tranh. Ăn mày dĩ vãng là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của nhà văn Chu Lai tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần đầu năm 1991. Ăn mày dĩ vãng xoay quanh người cựu binh Hai Hùng một chiến sĩ quân giải phóng vùng ven đô thành Sài Gòn trở về với đời thường. Ăn mày dĩ vãng đề cao sự quý trọng quá khứ, phương pháp đan xen quá khứ và hiện tại xen kẽ trong đó có những sợi dây vô hình nối kết với nhau thể hiện cái nhìn khách quan cả mặt trái và mặt phải của chiến tranh.
Sông xa
Tác phẩm Sông xa của nhà văn Chu Lai có nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn người đọc dòng hồi tưởng kể về số phận xót xa của những người lính anh dũng chiến đấu trong thời chiến.
Ba lần và một lần
Ba lần và một lần là một cuốn tiểu thuyết nói về câu chuyện như kiểu ân oán từ kiếp trước cứ dai dẳng bám theo nhau. Nhân vật chính trong tác phẩm là Sáu Nguyện người lính quân báo theo đuôi một lý tưởng tuyên chiến đến cùng nằm giữa cuộc sống xô bồ thời mở cửa.
Ba lần và một lần là sự phản ánh, chiêm nghiệm đa chiều của một tầm nhìn khách quan mở rộng cho thấy được góc khuất của chiến tranh và của đời thường người lính.
Một số tác phẩm của Nhà văn Chu Lai đã cho ta thấy được tất cả những góc khuất của chiến tranh
Tác phẩm Nắng Đồng Bằng
Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn Chu Lai khi viết về đề tài chiến tranh. Người lính trong tác phẩm Nắng Đồng Bằng không chỉ biết đấu tranh, mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn với những câu chuyện và nhựng phận người đầy gai góc.
Người lính trong Nắng Đồng Bằng họ vượt qua tất cả giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng
Khúc bi tráng cuối cùng là cuốn tiểu thuyết nhà văn Chu Lai viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975. Tái hiện thời khắc cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Mưa đỏ
Mưa Đỏ là tiểu thuyết sử thi mới nhất của nhà văn Chu Lai lấy bối cảnh chính là 81 ngày đêm huyết chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè rực lửa năm 1972 được xuất bản vào năm 2016. Tiểu thuyết mang lại cho người đọc những khoảng bình yên, lãng mạn đầy chất thơ của tình yêu, sự bùng nổ trạng thái của những con người đang từng giây từng phút đối mặt với hi sinh và chết chóc.
Tác Phẩm Út Teng
Út Teng là một trong những tác phẩm không thể bỏ qua của nhà văn Chu Lai. Tác phẩm viết về đề tài chiến tranh với những câu chuyện và phận người cùng cực. Chiến tranh đã lấy đi mất mát, bao người thân trong gia đình Việt Nam đã không còn. Út Teng lớn lên trong không khí đấu tranh sôi sục của cả Sài Gòn chứng kiến cái chết đau đớn của bà trước tội ác của Mỹ Ngụy. Tình thương ba đã dẫn em đi theo con đường cách mạng âm thầm nuôi chí trả thù cho người cha thân yêu.
Tác phẩm Gió không thổi từ biển số phận khác nhau của các chiến sĩ khu biệt động Sài Gòn.
Gió không thổi từ biển, là câu chuyện viết về những chiến sĩ hoạt động ở Sài Gòn có cận kề ngay trước mắt vẫn kiên quyết giữ kín thân phận.
Tác phẩm Vòng tròn bội bạc
Vòng tròn bội bạc là một tiểu thuyết để lại nhiều ấn tượng cho người đọc với hình ảnh người lính trong chiến tranh khốc liệt khi cô đơn, lạc long trong xã hội đổi mới.
Tác Phẩm Sông Xa
Sông xa là câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ, lôi cuốn người đọc về số phận xót xa của những người lính đã anh dũng chiến đấu trong thời chiến.
Nhà văn Chu Lai là cây bút viết khỏe và có sức vươn lên đã suốt đời miệt mài bên những trang viết cất lên bằng tình yêu, sự đam mê, tâm huyết. Chu Lai đã đóng góp đáng quý vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại được rất nhiều độc giả đón nhận