Categories Văn học

Ý nghĩa câu chuyện “Các em sạch và ngoan thật” và niềm yêu trẻ của Bác

Sinh thời Bác Hồ là một người rất yêu quý thiếu nhi, Người luôn dành một tình cảm quan tâm đặc biệt đối với những thế hệ của đất nước. Những bài học, những câu chuyện cuộc sống, những điều diễn ra hàng ngày của Người đối với các cháu thiếu nhi được xem là một trong những di sản vô giá của dân tộc.

Trải qua năm tháng, những câu chuyện về Bác và các cháu thiếu nhi vẫn còn nguyên giá trị. Đối với các cháu thiếu nhi Bác luôn dành một tình cảm hiền hòa, chu đáo.

Bác luôn dành tình cảm đặc biệt cho các cháu thiếu niên nhi đồng

Câu chuyện “Các em sạch và ngoan thật” mang đậm giá trị nhân văn

Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:

– Các cháu có ngoan không?

– Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.

– Các cháu có vâng lời cha mẹ không?

– Thưa Bác có ạ!

– Các cháu ăn ở có sạch sẽ không?

– Thưa Bác có ạ!

– Chìa tay cho Bác xem nào?

Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.

Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.

Qua câu chuyện “Các em sạch và ngoan thật” là một trong những câu chuyện về Bác cho chúng ta thấy không chỉ yêu thương mà Bác còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai của đất nước.

Bác từng nói “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước”

Việc chăm sóc trẻ em không phải trách nhiệm của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác đã từng viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước”.

Vì vậy công tác chăm sóc thanh thiếu niên chính là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta cần phải bền bỉ, quyết tâm chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ tương lai của đất nước.

Tất cả các quốc gia trên thế giới muốn tồn tại đều phải quan tâm và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Xác định được vài trò của thế hệ tương lai, Bác luôn nhắc nhờ các cấp, đoàn thể phải chăm sóc và giáo dục thiếu nhi một cách tốt nhất.

Mỗi bài thơ, bức thư, câu nói của Bác, bên cạnh tình yêu thương bao la còn là những lời chỉ bảo, dặn dò từng li từng tí đối với thiếu nhi: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng…”.

Bác luôn khẳng định vai trò của thanh thiếu niên với đất nước vô cùng quan trọng

Không chỉ gửi gắm tình cảm vào những bức thư, lời thơ mà Bác còn khẳng định vai trò của thiếu nhi đối với đất nước: “Người lớn cứu nước đã đành. Trẻ em cũng góp phần mình một tay. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”.

Những lời căn dặn, khuyên nhủ, dạy bảo của Bác đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi và giá trị thực tiễn sâu sắc.  

Những lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã và đang được các thế hệ thiếu nhiên nhi đồng Việt Nam khắc ghi và xem đó như kim chỉ nam để phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất.

Nguồn: Phòng tuyển sinh Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author