Categories Tác giả

Phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp văn chương, các tác phẩm xuất sắc, giải thưởng của tác giả Nguyễn Tuân. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Tóm tắt tiểu sử của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân sinh năm 1910  và mất năm 1987. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Với sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký nên ông trở thành bậc thầy trong việc sử dụng sáng tạo Tiếng việt.

Nguyễn Tuân đã trưởng thành trong thời nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Cha của Nguyễn Tuân là ông Nguyễn An Lan – đây là nhà nho tài hoa và yêu nước sống trong chế độ thực dân phong kiến. Từ lúc nhỏ ông đã chịu rất nhiều ảnh hưởng từ cha và thời niên thiếu cuộc sống của gia đình vất vả ông phải di cư đi rất nhiều tỉnh thành khác nhau và sống lâu nhất tại Thanh Hóa.

Do sinh ra trong thời kỳ mất nước nhà tan nên Nguyễn Tuân ý thức rất sớm về lòng yêu thương quê hương đất nước. Đến cuối bậc Thành Chung tương được với cấp Trung học cơ sở hiện nay đây là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, ông đã tham gia cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt nên đã bị đuổi học. Sau đó ông còn phải đi tù, ngay sau khi ra tù Nguyễn Tuân đã bén duyên với nghề nghiệp viết lách và bắt đầu sáng tác văn học.

Từ những năm 1935 – 1938 Nguyễn Tuân bắt đầu viết và nổi tiếng từ những tác phẩm như Một chuyến đi, vang bóng một thời…

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo, sử dụng Tiếng Việt, các tác phẩm của ông hầu hết đều thuộc thể loại tùy bút và ký đây cũng chính là thế mạnh của ông trong sự nghiệp viết lạch.

So với những nhà văn khác phong cách văn chương của Nguyễn Tuân mang đến nét độc đáo, phong phú trong ngôn ngữ.

Trong sự nghiệp văn chương Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh khác như: Thanh Thuỷ,  Ân Ngũ Tuyên, Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang,Tuấn Thừa Sắc, Ngột Lôi Nhật.

 Ngay từ khi mới sáng tác từ năm 1935 ông chưa được đánh giá cao đến năm 1938 ông đã để lại ấn tượng và cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc.

tác giả nguyễn tuân
Tác giả Nguyễn Tuân

Xem thêm:

Phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân

Trước Cách mạng tháng tám tác giả Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất đặc sắc và tóm lại trong chữ ngông. Tuy nhiên cũng chính sự ngông đó đã thể hiện nhân cách hơn người và thể hiện vẻ đẹp của thời xưa còn xót lại, thông thường sẽ xoay quanh các chủ đề chính bao gồm:  chủ nghĩa xê dịch,  Vang bóng một thời và Đời sống trụy lạc…

Đến sau cách mạng tháng 8 các sáng tác của Nguyễn Tuân đã có bước chuyển mình mới do không còn sự đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Mặc dù vậy phong cách văn của Nguyễn Tuân vẫn mang đến nét cổ kính, trẻ trung, hiện đại.

Có thể thấy trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân nổi bật với tác phẩm: Chữ người tử tù – đây là câu truyện ngắn nổi tiếng có ý nghĩa ca ngợi phẩm chất thanh cao, con người tài năng mặc dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ tỏa sáng ngay cả khi ở trong ngục tù tăm tối của Huấn Cao vẫn nổi bật. Con đường tìm ra cái đẹp chân chính của người nghệ sĩ Huấn Cao không bị khuất phục trước cái ác, tội xấu. Từ nhân  vật Huấn Cao nhiều độc giả sẽ cần suy ngẫm nhiều về cuộc đời, con người.

Đồng thời còn có tác phẩm Người lái đò sông đà – đây là đoạn trích trong tùy bút sông Đà. Tác phẩm này chính là kết quả chuyến đi ngược dòng đi bộ đội vùng Tây Bắc của chính tác giả. Trong tác phẩm cho độc giả thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kỳ bí nơi vùng núi Tây Bắc, điểm nổi bật trong tác phẩm này là vừa khai thác được vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng vẫn lột tả được vẻ đẹp của người nghệ sĩ. Ngoài ra tác phẩm cũng thể hiện tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Tuân.

Các tác phẩm nổi bật của tác giả Nguyễn Tuân

Tác giả Nguyễn  Tuân có vốn từ phong phú, đặc biệt là vốn từ Hán – Việt đồng thời ông rất giỏi trong việc kết hợp ngôn ngữ cổ xưa cùng các ngôn ngữ hiện đại từ đó mang đến cho độc giả nhiều tác phẩm ấn tượng đồng thời đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam.

Một số các thể loại và tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân qua từng thời kỳ như:

  • Các tập tùy bút: Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút (1941), Tóc chị Hoài (1943), Thiếu quê hương (1940), Tùy bút kháng chiến (1955), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), Tùy bút II (1943), Đường vui (1949), Tàn đèn dầu lạc (1941),  Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988).
  • Thể loại tùy bút – du ký: Tình chiến dịch (1950), Một chuyến đi (1938), Đi thăm Trung Hoa (1955).
  • Thể loại  ký: Cô Tô (1986).
  • Thể loại phóng sự: Ngọn đèn dầu lạc (1939).
  • Thể loại  tập truyện ngắn: Vang bóng một thời (1940), Nguyễn (1945).
  • Thể loại tiểu thuyết: Chùa Đàn (1946), Thắng càn (1953).
  • Thể loại truyện thiếu nhi: Truyện một cái thuyền đất (1958).
  • Thể loại tập tiểu luận: Yêu ngôn (2000, sau khi mất).

Các giải thưởng Nguyễn Tuân nhận được

Năm 1996 Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân. Hãy thường xuyên cập nhật chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Bình Luận
Rate this post

About The Author