Categories Văn học

 Những nét tiêu biểu về cuộc đời nhà văn Lê Lựu

Nhà văn Lê Lựu quê ở xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Lê Lựu là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài bộ đội, đề tài chiến đấu. Cuộc đời của nhà văn Lê Lựu có gì đặc biệt?.

Nhà văn Lê Lựu là một nhà văn Việt Nam, thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Ông giữ chức vụ Giám đốc của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tại Hà Nội chuyên viết về tiểu thuyết và truyện ngắn.
Lê Lựu là nhà văn quân đội có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài bộ đội, ó nhiều tác phẩm viết về nông thôn, nông dân độc đáo. Tác phẩm đầu tay của ông là Tết làng Mụa, Trong làng nhỏ, Làng Cuội, Tiểu thuyết “Thời xa vắng”…đã làm nên tên tuổi của ông và được công chúng các thế hệ biết tới.

Giải thưởng của nhà văn Lê Lựu đã đạt được:

  • Giải nhì báo Văn nghệ với truyện ngắn “Người cầm súng” năm 1968.
  • Giải A Hội nhà văn Việt Nam năm 1990 cho tiểu thuyết “Thời xa vắng”.

 Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lê Lựu

  • Sóng ở đáy sông (năm 1994)
  • Thời xa vắng (năm 1986)
  • Mở rừng (năm 1976)
  • Người cầm súng (năm 1970)
  • Chuyện làng Cuội (năm 1991)
  • Truyện ngắn Lê Lựu (năm 2003)

Nhà văn Lê Lựu là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Mở rừng, Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội…Lê Lựu có chất rất riêng, rất chất về chân dung nhà văn cá tính này.

nha-van-le-luu

Nhà văn Lê Lựu

Tiểu thuyết Thời xa vắng (Nxb Hội Nhà văn, 1986) của nhà văn Lê Lựu được ông viết trong công cuộc đổi mới đất nước mới bắt đầu. Thời xa vắng như ông viết về chính mình, kể chuyện của mình nhưng lại là chuyện 1 thời nhân vật Giang Minh Sài sống không phải là mình, là chuyện của nhiều người sống chạy theo cái không phải của mình. Thời xa vắng đã được đón nhận nồng nhiệt, được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1986. Thời xa vắng đã được chuyển thể thành phim được giới phê bình xem là tác phẩm xu hướng nhận thức lại thực tại.

Lê Lựu là nhà văn quân đội có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về đề tài bộ đội, Tết làng Mụa, tiếp theo là Trong làng nhỏ, Làng Cuội, Người về đồng cói, Mẹ đồng bằng và sông: Sóng ở đáy sông. Các tác phẩm của ông gây được ấn tượng mạnh mẽ, có nhiều tác phẩm đã được dựng thành phim và được xếp hàng tiêu biểu của điện ảnh, của truyền hình Việt Nam một thời.

Cuộc đời nhà văn Lê Lựu

Nhà văn Lê Lựu ưu tú trong các sáng tác văn xuôi. Ông viết về cái xấu, cái ác một cách mạnh mẽ và độc đáo, ông chiến đâu trước sự trì trệ của tiến trình phát triển xã hội. Đã có lúc các nhà văn bất lực trước bao nhiêu thói tật quanh mình, trục lợi từ mồ hôi xương máu của nhân dân. Lê Lựu cũng đòi hỏi ngòi bút của nhà văn phải đưa ra sắc bén và hữu lý. Nhà văn Lê Lựu và tổ chức thành công Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam. Đây là mô hình mới mẻ, trở thành bức thiết với mỗi người Việt Nam yêu nước. Mục đích là để đánh thức, khơi dậy văn hóa tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam hiếu học và trượng nghĩa. Nhà văn Lê Lựu như cây cột cái xây dựng lên Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam có những hoạt động rất hiệu quả, hữu ích.

Nhà văn Lê Lựu quá nổi tiếng, nổi tiếng qua cuốn sách và các buổi nói chuyện của nhà văn. Cuộc đời nhà văn Lê Lựu cũng được nhiều người quan tâm tới. Mở rừng, Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Chuyện làng Cuội là những tác phẩm rất hay mà bất kỳ ai cũng mong muốn được chạm tới.

“Bí quyết nào khiến Lê Lựu thành công ở đề tài nông thôn, nông dân?”, đó chính là nhà văn Lê Lựu là người nông dân mặc áo lính, tuy mặc quân phục, đại tá nhưng vẫn phủ chất nông dân, nông thôn đầy mình. Có lẽ Lê Lựu có bí truyền, có võ nhà quê trong giọng văn của mình. Ngay cả trong suy nghĩ của ông chứa đầy nguồn cội của mình, thể hiện rất chất phác, quê kiếng nhưng lại hóm hỉnh, đôi lúc ranh mãnh. Lê Lựu cho rằng nhân vật là con đẻ của nhà văn và tác phẩm chính là đứa con tinh thần của nhà văn.

le-luu-thanh-cong-o-de-tai-nong-dan-nong-thon

Lê Lựu thành công ở đề tài nông thôn, nông dân

Lê Lựu là cha đẻ của nhiều nhân vật luôn đau khổ, bất hạnh và Thằng Núi trong Sóng ở đáy sông cũng đi tìm được chỗ đứng của nó, trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cá nhân. Thời xa vắng của thằng Sài cũng khốn khổ.

Lê Lựu tự hào khi trong đời viết văn của mình, ông là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến. Ông đi để làm nhiệm vụ “bắc nhịp cầu văn hóa”, và ông chỉ mong được về mảnh đất của mình để ăn rau, ăn cỏ, trồng rau cuốc đất sống như người nông dân. Lê Lựu đến cuối đời vẫn đấu tranh cho sự trở về của mình.   

Có thể nói, Lê Lựu đã chép nguyên chuyện đời sống của người nhân dân quê ông, từ chính cuộc đời của nhà văn. Có chỗ tích cực, có chỗ tiêu cực mà đời sống này nhà thơ, nhà văn ít dũng cảm đưa vào.

Lê Lựu rất thiết thân với đời sống nhân dân, góp phần đưa không ít những giám đốc văn hóa cư xử với người dân lịch sự hơn hẳn, là một sự đi tắt của ông đến với đời sống của bà con nhân dân mình.

Có thể nói, cuộc đời nhà văn Lê Lựu là một cuộc chiến đấu, cuộc chiến đâu ấy lúc nào cũng như đang bắt đầu thế nên đối phương của ông cũng toàn những người cự phách. Người đời luôn lo lắng và phấp phỏng về ông trong sự yêu thương và lòng kính trọng.

Nhắc về nhà văn Lê Lựu người ta nhớ tới tiểu thuyết “Thời xa vắng” đã được chuyển thể thành phim truyện nhựa vào năm 2003. Tiểu thuyết “Thời xa vắng” cũng được đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh thực hiện, phim đoạt giải Cánh diều Bạc năm 2004.

“Sóng ở đáy sông” sau khi công bố vào năm 1994 đã thu hút độc giả, giới phê bình và cả giới làm phim quan tâm tới. Tiểu thuyết “Sóng ở đáy sông” nhanh chóng được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình năm 2000 phát sóng trên kênh VTV1 gây xôn xao dư luận.

Cuộc đời Núi có đầy bất hạnh đeo đẳng, trong thời kỳ chiến tranh bao cấp có thể khiến con người ta trở nên vĩ đại hoặc thấp hèn. Nhà văn Lê Lựu sử dụng khá tinh tế và thuần Việt với lối viết mộc, hiện thực, với những triết lý, ẩn dụ bạn đọc sẽ được thấy mình bước vào một thời khắc riêng khác.

 

Bình Luận
Rate this post

About The Author