Categories Văn học

Điều dưỡng và hộ lý khác nhau như thế nào?

Nhiều người vẫn cho rằng hộ lý và điều dưỡng là 2 ngành giống nhau nhưng thực chất đây là 2 ngành hoàn toàn khác nhau. Vậy Điều dưỡng và hộ lý khác nhau như thế nào?. Hãy đọc bài viết dưới đây để phân biệt rõ ràng khái niệm, chức vụ của những người làm trong 2 ngành này.

Hộ lý và Điều dưỡng và Hộ lý thực chất là hai ngành khác nhau cả về khái niệm cũng như chức vụ và công việc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn 2 ngành này trong bài viết dưới đây của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM.

Hộ lý là gì ? Nhiệm vụ của hộ lý

Hộ lý là những người phụ trách giúp đỡ bệnh nhân tại bệnh viện trong những việc như tắm giặt, ăn uống, đại tiểu tiện, trông nom vệ sinh phòng tắm. Hộ lý cấp 1 là những người được đào tạo bài bản chuyên chăm sóc theo dõi thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, người hộ lý cũng hỗ trợ các bác sĩ, y tá, bệnh nhân khi cần thiết. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.

dieu-duong-va-ho-ly-khac-nhau-nhu-the-nao

Điều dưỡng và hộ lý khác nhau như thế nào?

Công việc, nhiệm vụ của hộ lý:

  • Vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp các buồng bệnh, buồng tắm, hành lang,…theo quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
  • Theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân để báo cáo lại với bác sĩ.

Phục vụ người bệnh như:

+ Phụ y tá chăm sóc người bệnh toàn diện

+ Thay, đổi đồ vải người bệnh theo quy định

+ Hỗ trợ người bệnh thực hiện công việc vệ sinh cá nhân

+ Đổ chất thải của người bệnh

+ Vận chuyển người bệnh

+ Cọ rửa, tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô, sạch

+ Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng

Thu gom, quản lý chất thải trong khoa:

+ Thu gom, cọ rửa thùng rác hàng ngày

+ Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định của khoa

+ Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của y tá, điều dưỡng trưởng khoa.

+ Phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa

+ Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công

+ Buộc túi ni lông rác, dán nhãn và ghi rõ họ tên khoa trên nhãn

Nhiệm vụ cụ thể của nữ hộ lý bao gồm:

  • Thay trang phục cho người bệnh
  • Sắp xếp ngăn nắp gọn gàng các phòng, buồng bệnh nhân;
  • Sắp xếp phòng khoa hành lang bệnh viện theo đúng quy chế trong vô khuẩn mà cơ sở này đưa ra
  • Rửa kỹ bằng các chất diệt khuẩn của dụng cụ cho người bệnh đảm bảo luôn sạch sẽ khô thoáng
  • Giúp đỡ họ trong việc di chuyển, thực hiện các kết luận của bác sĩ
  • Vận chuyển các thiết bị hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi
  • Thu gom và đổ đúng nơi quy định các chất thải tại các khoa phòng
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh thân thể
  • Hộ lý có thể thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự điều tiết của điều dưỡng hay y tá.
  • Những thiết bị y tế đã bị hư hỏng thì mang đi sửa chữa

Điều dưỡng là gì? Nhiệm vụ của điều dưỡng

Điều dưỡng là một ngành độc lập trong hệ thống Bộ y tế có nhiệm vụ chăm sóc các cá nhận, gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều dưỡng có nhiệm vụ là phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân.

Những người làm công việc này sẽ kê toa thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến khi phục hồi.

Hộ lý và điều dưỡng khác nhau như thế nào?

Hiện nay, hệ thống y tế được chia thành 2 mảng:

  • Khám chữa bệnh do y bác sĩ thực hiện
  • Chăm sóc, phục vụ do Điều dưỡng thực hiện

Các điều dưỡng viên phải là những người đã tốt nghiệp ở hệ Cao đẳng, Đại học, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về vì công việc hàng ngày đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Công việc hàng ngày của điều dưỡng:

  • Chăm sóc cho người già và bệnh nhân trong các viện dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão
  • Chỉ dẫn cho bệnh nhân
  • Thực hiện các hoạt động điều trị và theo dõi không ngừng theo chỉ định của bác sĩ
  • Giúp người già phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ bệnh nhân ăn uống
  • Tư vấn trong nom người già trong việc thực hiện các hoạt động cá nhân và xã hội
  • Lập tức thông báo cho bác sĩ khi có trường hợp khẩn cấp
  • Chịu trách nhiệm phác đồ chăm sóc tổng thể cho toàn quá trình trông nom
  • Tổ chức điều hành quá trình trong nom, điều trị, điều phối hộ lý
  • Hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân kết hợp với bác sĩ, người trị liệu
  • Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của bác sĩ.

Thông qua bài viết này chúng ta đã biết được Điều dưỡng và hộ lý khác nhau như thế nào?. Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng cả 2 công việc này đều thực hiện chung mục tiêu là chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

 

Bình Luận
Rate this post

About The Author