Categories Văn học

Top 7 câu chuyện cổ tích mang tính giáo dục dành cho các bé

Những câu chuyện cổ tích đơn giản nhưng lại có sức lôi cuốn trẻ nhỏ, những hình ảnh cùng với cốt chuyện tự nhiên có sức hút không kém gì những bộ đồ chơi thông minh hiện nay. Khi trẻ đến trường, tiếp xúc với những môi trường xung quanh với nhiều sự ganh đua sẽ khiến trẻ trở nên lo lắng, cô độc.

          Những câu chuyện cổ tích luôn mang tính giáo dục trẻ nhỏ

Tuy nhiên chuyện cổ tích đã mang đến cho trẻ một thế giới khác với những hình ảnh anh hùng như Thạch Sanh, những tính chất quyền năng như ông bụt hay là hình ảnh người phụ nữ đảm đang như Tấm Cám…đã tạo nên niềm tin trong trẻ, vượt qua và tin vào cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp.

Câu chuyện thứ 1: Tấm Cám

Câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” mang thông điệp ý nghĩa “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Câu chuyện mang đến cho trẻ nhỏ những hình ảnh về một cuộc sống phong kiến ngày xưa, những mưu mô quỷ kế của người mẹ ghẻ đối với con chồng khi Tấm phải sống chung với một người em cùng cha khác mẹ.

Nhưng cuộc sống có nhân có quả, có những điều kỳ diệu luôn diễn ra xung quanh ta, cái thiện vẫn chiến thắng cái ác. Cuối cùng cô Tấm hiền lành đáng thương được đến đáp xứng đáng, được sống trong cuộc sống xung túc và được yêu thương.

Câu chuyện thứ 2: Cây tre trăm đốt

Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” cũng mang tính giáo dục, cái thiện luôn thắng cái ác. Câu chuyện kể về một anh chàng tên Khoai hiền lành nhưng luôn bị chủ đối xử tệ bạc, áp bức bóc lột.

Tuy nhiên kết thúc câu chuyện thì anh chàng Khoai này vẫn được hạnh phúc, cái ác thì bị trừng trị một cách thích đáng. Ý nghĩa của câu chuyện “Cây tre trăm đốt” chính là sự bao dung của người tốt và sự nhận sai lầm của người ác.

          Câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt mang ý nghĩa giáo dục cao

Kết thúc câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, bài học rút ra là cho dù người ác có vùi dập, có xấu xa, có hại người tốt như nào thì sẽ gặp những quả báo đồng thời hối hận với những gì mình đã làm.

Câu chuyện mang lại cho chúng ta một bài học là dù như nào thì phải biết ở hiền, cái hiền sẽ luôn chiến thắng cái ác, được nhiều người giúp đỡ, đạt được những điểu mà mình mong muốn.

Câu chuyện thứ 3: Cậu bé thông minh

Câu chuyện kể về một cậu bé thời xưa rất thông minh, nhanh nhẹn, lanh lợi. Với tài trí hơn người cậu đã vượt qua mọi thử thách của nhà vua và trở thành Trạng nguyên thời ấy.

Đây là một câu chuyện đề cao về tài trí, trí dũng song toàn, trí thông minh được đúc rút từ cuộc sống hàng ngay thông qua những kinh nghiệm được tích lũy trong lao động sản xuất.

Thông qua những tình huống mà nhà vua đưa ra, câu chuyện đã để lại cho người đọc những tiếng cười vui vẻ và bài học về trí thông minh một cách sâu sắc.

Câu chuyện thứ 4: Sự tích cây khế

Câu chuyện cổ tích “Ăn khế trả vàng” là một trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam không xa lạ gì với chúng ta. Nội dung thể hiện câu chuyện về tình nghĩa anh em trong gia đình, người em thì sống lương thiện còn người anh lại tham lam độc đoán.

                   Sự tích cây khế mang lại bài học sâu sắc về lòng lương thiện

Lòng tham của anh cuối cùng lại bị trả giá. Câu chuyện thể hiện nội dung người tốt luôn được đền đáp xứng đáng còn kẻ ác nhân luôn phải chịu hậu quả nặng nề.

Qua câu chuyện cổ tích “Sự tích Cây khế”, điều quan trọng chính là việc tham lam của cải vật chất mà bất chấp mọi thứ sẽ bị chịu hậu quả xấu.

Câu chuyện dăn dạy chúng ta là hãy luôn đối xử tốt với người xung quanh đặc biệt là đối với những người thân yêu trong gia đình của mình. Bản thân không có những đức tính tham lam thì sẽ có một cuộc sống yên bình, tốt đẹp như người em.

Câu chuyện thứ 5: Nói dối như Cuội

Câu chuyện nói về sự ranh mãnh và tinh nghịch của một chú bé tên Cuội, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cậu bé ở với Phú ông, tuy nhiên đây là một cậu bé chuyên nói dối gây cho mọi người không ít phen hốt hoảng.

Câu chuyện cổ tích nói dối như Cuội dạy trẻ nhỏ những bài học không nên nói dối

Đây là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa giáo dục trẻ nhỏ, rút ra bài học trong cuộc sống không nên nói dối, người đọc sẽ rút ra được những bài học sau những lần nói dối, nếu là đứa trẻ thường xuyên nói dối không những bị mọi người xa lánh mà sau này nói bất kỳ điều gì cũng không được mọi người tin tưởng.

Câu chuyện thứ 6: Thạch Sanh

Câu chuyện “Thạch Sanh” là một thể loại truyện cổ tích thần kỳ. Nội dung câu chuyện xoay quanh nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông. Thạch Sanh là một chàng trai hiền lành, chăm chỉ còn Lý Thông lại là người cực kỳ mưu mô, gian ác.

Lý Thông thấy Thạch Sanh hiền lành lại chịu khó nên kết nghĩa anh em để bày mưu hãm hại đủ trò. Sau nhiều lần hãm hại nhưng chiến thắng vẫn đứng về cái thiện.

Có thể nói “Thạch Sanh” là một câu chuyện mang nhiều tính bất ngờ, kỳ diệu nhất trong kho tàng truyền cổ dân gian Việt Nam. Bài học được rút ra từ câu chuyện này chính là trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cái thiện vẫn chiến thắng cái ác trong cuộc sống.

Câu chuyện thứ 7: Mụ yêu tinh và bầy trẻ

Đây là câu chuyện gây sự tò mò, hấp dẫn bởi nội dung xuất hiện thế lực rùng rợn. Câu chuyện kể về mụ yêu tinh độc ác nhưng lại ngu ngốc và những cậu bé thông minh, nhanh nhẹn. Cuối cùng mụ yêu tinh đã bị chết bởi những cậu bé thông minh. Sau câu chuyện này, bài học rút ra chính là trong mọi khó khăn chỉ cần sự thông minh nhanh nhạy thì sẽ chiến thắng tất cả.

Trẻ nhỏ như một tờ giấy trắng, niềm tin trong trẻ cũng mong manh. Từ những câu chuyện thường ngày, những câu chuyện cổ tích sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ. Niềm tin đó dễ hình thành nhưng cũng dễ mất đi, vì vậy các bậc cha mẹ cần phải có sự chọn lọc, kể những câu chuyện để lại bài học sâu sắc, để tâm hồn trẻ trong sáng với những câu chuyện kể của mình.

Bình Luận
5/5 - (1 bình chọn)

About The Author